
Tôn ảnh: Lama Guru Jetsun Rinpoche
Khi mà các con sống trên đời chắc chắc các con sẽ phải trải qua rất nhiều những bàn luận trái chiều tới từ dư luận của thế gian. Việc xuất hiện những dư luận này không phải khi con tu con mới bị mà kể cả trong đời sống thường ngày, con cũng gặp phải.
Vậy thì tại sao người tu của mình phải sống với dư luận?
Khi mà một người tu bình thường sẽ chẳng ai đả động đến nhưng bất chợt một ngày, khi có ai đó thấy con lấy quyển kinh con ra ngồi con tu, con lấy xâu chuỗi ra ngồi con trì, họ sẽ đầu lời qua tiếng lại về việc con đi tu, lúc này anh chị em bạn bè nhìn thấy, họ sẽ bắt đầu bàn tán những gì: thất tình hay sao mà đi tu ? đang làm cái gì đó ? tại sao còn trẻ mà lại tiêu cực quá vậy? Cha mẹ , bạn bè sợ mình trì chú, học Phật, đọc kinh là mình đi tu …. Nhưng những điều đó là sai lầm hoàn toàn mà người Việt Nam chúng ta hay vướng mắc.
Ở Thái Lan có quan điểm tu rất hay và người ta rất kính trọng người đi tu. Khi con bước vào chùa tu, chỉ cần ba ngày thôi, khi con bước ra người ta sẽ nói: A người này tu ,người này là có đạo đức. Cũng ở nơi đây, trước khi con lập gia đình, cha mẹ chồng sẽ đặt cho con một câu hỏi rằng Con đã từng đi tu chưa , nếu con nói chưa từng đi tu thì ngay lập tức họ sẽ ngừng lại một lúc suy nghĩ liệu có lên gả con cho người này hay không? Nhưng mà khi con nói con đã từng đi tu thì người ta lại rất vui vẻ để hai con lấy nhau. Vì sao? Vì họ nói người đó là người có đạo đức . Bởi vì khi con ở chùa con học được những thiện lành.
Nhưng ở Việt Nam, đối với những người tu hành thì người ta lại cho rằng chỉ khi thất tình mới tu, buồn phiền, khổ não mới tu, tiêu cực mới tu v.v…. Vậy thì xung quanh các con sẽ có rất nhiều luồng dư luận, còn chưa kể khi con tu những pháp này chưa bao giờ, người ta biết , người ta thấy và lấy làm lạ, họ cho rằng hành giả đang tu tà đạo. Vậy thì con phải làm sao đối với dư luận đó khi nó xảy đến với con?
Cá nhân Đạo sư thì thầy để tóc, thầy đắp y đỏ, thầy mặc đồ, họ thấy lạ quá bởi vì ở Việt Nam không có những việc này. Họ cho rằng vì thầy như vậy nên tức là thầy đang tu tà đạo, cho rằng thầy xài bùa chú, tu luyện phép gì đó. Vậy nếu ta cũng gặp tình trạng tương tự thì chúng ta đối diện với điều này như thế nào, có cần phân bua không? Lúc này chúng ta không cần phân bua bởi vì chúng ta càng phân bua họ càng nghi ngờ . Vậy thì chúng ta phải làm gì ? Giống như Đức Phật, chúng ta im lặng!
Khi Đức Phật ngài giảng dạy về Phật pháp, có hàng trăm hàng ngàn ngoại đạo bà la môn trực hướng đến Đức Phật để chỉ trích Ngài, họ nói Cồ Đàm Gotama là kẻ dị giáo, Cồ Đàm Gotama báng bổ giáo pháp. Lúc Đức phật làm gì, Đức Phật im lặng!
Trong kinh có câu: “im lặng như thánh” vậy câu này nghĩa là sao? Tức là quay trở lại trong tâm của mình, trở lại trong tâm để quan sát tâm mình đang sanh khởi những gì. Khi con nói con tu hành rất là tốt ,con ngày nào cũng trì chú ,con ngày nào cũng tu tập v.v… việc này không quan trọng. Điều quan trọng là khi con tu con được những gì, những dư luận xảy đến tâm con có bị xao động hay không, người ta chửi con thì con có tức giận hay không, người ta đánh con con có buồn bã hay không, người ta nói xấu con con có đau khổ hay không ? Nếu là Có thì vì bản thân mình tu là để mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Khi mà người bị chửi , bị nói xấu ,bị đánh đập, ta thường đối mặt với cảm xúc tức giận và tìm cách trả thù nhưng mà người đã tu dù buồn chứ ,tức chứ ,giận chứ nhưng ta sẽ của lí với cảm xúc này như thế nào ?
Giống như một người có ý thức về con rắn nguy hiểm. Họ biết rằng khi họ chạm vào con rắn con rắn sẽ cắn họ chết . Họ làm gì với nó ? Họ sẽ buông bỏ. Khi các con đối diện với dư luận thì đối diện bằng cách nào? Con buông bỏ những gì người ta đang nói .
Chúng ta ở trong đời sống này thực sự sẽ rất khó khi nhận hàng trăm hay hàng ngàn, thậm chí hàng tỷ những luồng dư luận tới từ cha mẹ anh chị em, tất cả họ đưa cho chúng ta lời khuyên nhưng họ cũng chỉ tiếp tục hiện diện ở đây mà không có lối giải thoát về nơi không còn đau khổ thị phi bởi nếu chỉ hiện diện ở nơi cõi Ta Bà này sẽ không có cách nào giúp chúng ta giải thoát!
~ His Holiness 17th Kadam Dongchen Rinpoche ~