
Tôn ảnh: Phật Bất Không Thành Tựu
Tâm được chia làm hai loại: Tâm Thiện và Tâm Bất thiện.
Tâm Thiện sinh lên khi chúng ta Nghe, Thấy, Biết bằng Thiện Pháp. Ví dụ như bố thí, thực hành pháp hoặc lắng nghe giáo pháp.
Tâm Bất thiện sinh lên (gồm Tham, Sân, Si) khi mình đối diện với những người ta không hoan hỷ, đối diện với nghịch cảnh. Tâm này khởi sinh không tạo tội nếu chỉ dừng lại ở việc sinh khởi tâm mà không đưa đến hành động. Yếu tố cấu thành tội gồm có 5 chi, tác ý chỉ là một trong 5 chi này. Việc tác ý không đưa đến hành động tạo nghiệp (Karma) mà chỉ dừng ở việc nhận biết, từ đó không tạo tác nghiệp. Nếu chỉ dừng lại ở suy nghĩ mà không đưa đến hành động thì không có một cái tội nào sinh lên cả. Tất cả những việc cấu thành tội đều do hành động gây ra đều do hành động chứ không do suy nghĩ. Ai sống trên cuộc đời này cũng có suy nghĩ (buồn, vui, khổ não … cũng là suy nghĩ). Vì con người có suy nghĩ nên khác những loài vật hay còn gọi là súc sinh (điểm khác biệt giữa loài người và loài súc sinh chính là súc sinh có hạn chế về tư duy và không đưa đến hành động. Ví dụ: Con heo có thể kêu la nhưng nó không thể sát hại người nhưng con người có thể không nói nhưng có thể giết chết người khác. Con người vốn đã có sẵn bản năng Thiện và Ác, điều này sẽ bộc lộ rõ khi gặp đúng đối tượng).
Chính bởi vậy, có những khi ta vừa gặp người đã có thiện cảm, nhưng có một số người chỉ mới thoáng nhìn đã thấy ghét bỏ. Tất cả là do trong quá khứ có túc nghiệp tự sinh lên thì dẫn đến nhân duyên của nhân và quả ở đời này. Mật thừa khác hiển thừa. Hiển thừa chỉ mở kinh đọc là tu được nhưng “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan. Lìa kinh giảng nghĩa đồng như ma thuyết”. Tu dễ mà khó, khó mà dễ là như vậy.
~H.H 17th Kadam Dongchen Rinpoche~
Trích bài giảng ngày 14.07.2024