
Tôn ảnh: Đức Phật Dược Sư
1./Hỏi: Bạch Đạo Sư con nên làm gì khi bị người khác ghét bỏ và nói xấu?
Đáp: Con không cần làm gì mà hãy “ im lặng như thánh”, im lặng này không chỉ là ở miệng mà còn ngay ở tâm, mặc dù có sự ghét bỏ thậm chí chửi rủa con cũng chẳng thể bị ảnh hưởng. Con không thể bắt người khác không thể nghĩ xấu về mình ngay cả bản thân con đôi khi cũng sẽ có những niệm tưởng xấu.
2./Hỏi:Bạch Đạo Sư tại sao một Bậc Trí Tuệ lại có thể làm ra các hành động sai trái?
Đáp: Có nhiều nguyên do để đưa ra một hành động sai trái, nhưng nếu đã là bậc trí tuệ thì nguyên do chỉ một đó là Bồ Đề Tâm. Thực hành trong Mật Thừa chú trọng đến Bồ Tát Đạo, trong Bồ Tát Đạo vốn dĩ không hề có sai trái hay đúng đắn, phương diện này được diễn tả qua tâm thức và tri kiến.
Chúng ta có thể lấy ví dụ rõ ràng về Marpa.
Rõ ràng có nhiều cách nhưng vì sao Marpa lại chọn cách khắc nghiệt nhất?
Khi đưa ra lựa chọn phương án liên quan đến việc Giác Ngộ hay Thành Tựu Pháp đều rất cẩn trọng, bởi vì, nếu như không biết nguyên do chính của các bất thiện nghiệp con không thể nào thực hành thành tựu. Phương án nhẹ hay nặng tuỳ vào thị kiến mà vị thầy nhìn nhận, trong trường hợp này thì Marpa vô cùng đúng đắn.
Bởi vì ngài biết nếu như theo cách truyền thống lễ lạy để tịnh hoá dần dà thì sẽ mất ít nhất 12 năm để hoàn thành pháp sơ khởi, để đi vào các thể nhập hay các trạng thái thành tựu trí giác bổn lai thì lại càng khó khăn, có nhiều sự cản trở từ các nghiệp lực đôi khi do oan gia trái chủ, đôi khi do chính những tri kiến sai lầm khiến hộ pháp hộ thần nổi giận.
Đức Marpa đã dùng phương pháp vô cùng tuyệt hảo, sự từ bi vô cùng tận của ngài đã cứu một sinh linh, nếu như con muốn tịnh hoá nghiệp sát sanh con phải đền mạng, nhưng nếu đền mạng trong oan trái con và chúng sanh đó sẽ đời đời thành oan gia. Đức Marpa đã viên mãn Phật quả nên tâm ngài vô cùng thanh tịnh, đầu tiên xuất phát từ lòng từ bi ngài đã giúp Đức Milarepa tịnh hoá ác nghiệp, ngài thực hiện những nghiệp lực của Milarepa để khiến các oan gia trái chủ vui lòng, và theo nhân quả đó là một cách thức trả nghiệp, thay vì phải một thời gian mới xảy ra nhưng vì sự từ bi của Đức Marpa mà Đức Milarepa trong thời gian ngắn đã thanh tịnh những nghiệp nặng nề nhất.
Milarepa đã tạo mưa đá giết chết nhiều người nên ngài bị Marpa đánh đập đến gần chết, thật ra Milarepa đã chết rồi bởi vì cái tâm trần tục đã tịnh hoá, những nghi ngờ biến mất thay vào đó là lòng tin kiên định nên ngài đã thực sự chiến thắng. Ngài đi vào Phật Quả nhẹ nhàng như nâng một cái dùi trống.
Nếu ngay lúc Đức Marpa hành hạ Milarepa mà ngài sinh động niệm, mặc dù ba lần ngài bỏ thầy nhưng đều không phải thực tâm, những động niệm đó sẽ đẩy ngày lập tức vào các địa ngục.
Một nguyên do như là sự trao truyền của Đức Marpa đến Milarepa, bằng cách nặng nề xúc phạm cái tôi là đối tượng chủ thể Atman mà Upanishad đã nhắc đến, dùng cách thức của Phạm Thiên (chân ngã) để khảo sát học trò, trong bản chất sự thật thì không hề có bất cứ ngã kiến nào, nhưng vì lúc này Đức Milarepa chưa thể nhập chân tánh bổn lai, kiến chấp về ngã vẫn hiện hữu, nên Đức Marpa phải dùng chính nguyên nhân để đưa đến kết quả.
Một vị vua giao quyền hành cho người con nào ông ta cảm thấy tin tưởng nhất, muốn biết ai trong các hoàng tử xứng đáng chắc chắn rằng Đức Vua sẽ đưa ra nhiều thử thách,những người nản lòng nửa chừng hay không kiểm thúc tâm ý liền sẽ bị lôi kéo bởi các thế lực, sau đó khi tìm ra người sau cùng dù thế nào vẫn tuyệt đối tin vào Đức Vua ngài truyền ngôi cho Hoàng Tử đó, bởi vì chẳng ai giao thứ quan trọng cho những kẻ vô dụng tiểu nhân.
Tài sản quý giá nhất của Đức Marpa là Giáo Pháp, cho nên để biết Milarepa có xứng đáng hay không, ngài phải thử thách từ nhẹ đến mạnh, ngoài việc tịnh hóa ác nghiệp của Milarepa ngài còn muốn xem liệu đây có phải là Pháp Khí Đại Thừa.
Đức Marpa sau đó đã tin tưởng Milarepa có thể gánh vác trọng trách giáo pháp, ngài không ngần ngại ban các giáo lý thâm sâu, những giáo huấn thâm sâu này thật sự quý giá, nếu không đủ Bồ Đề Tâm mà bám chấp vào bản ngã hay cái suy nghĩ của ngu si, không vị thầy trí tuệ nào giao phó trọng trách còn hơn sinh mạng mình cho những kẻ không ra gì, cho nên con hãy hiểu rằng bất kể việc gì đều có nguyên do, nếu không đủ sự định tĩnh để tám gió độc lôi cuốn, con là một chiến sĩ thất bại, một tù binh hay một phế nhân.
3./ Hỏi: Bạch Đạo Sư những huynh đệ đã quay lại nói xấu và thậm chí chỉ trích Đạo Sư con phải làm gì?
Đáp: Việc thân cận những kẻ vi phạm samaya sẽ khiến con bị ô nhiễm, những nghiệp lực xấu ác lúc nào cũng sẽ nổi trội hơn.
Mỗi chúng sanh có những tập khí nghiệp lực khác nhau, vì vậy nên việc bậc Thầy thử thách học trò là cách thức xác định, bởi vì không thành tựu nào mà không trải qua vô số gian nan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, thực chất các thử thách đánh giá mức độ tâm bám chấp bản ngã của con ra sao, nếu con tin bản ngã thật tướng và đúng đắn kiến thiền hành sẽ biến thành Ma Vương.
Mặc dù những gì họ nói có thể đúng theo mắt nhìn, nhưng trong thị kiến đó là đánh dấu việc họ không xứng đáng thành Phật, không xứng đáng nhận những giáo huấn thâm sâu.
Con muốn tu hành dễ dàng mà vẫn nhận các giáo huấn thâm sâu, việc này sẽ không bao giờ xảy ra, các thử thách ngoài việc rèn luyện tâm thức còn có một nguyên nhân do nghiệp thức, nếu không tịnh hóa nghiệp thức chủ hay còn gọi là Đại Ác nghiệp, trong chúng ta có nhiều ác nghiệp nhưng Đại Ác Nghiệp này chính là nghiệp nhiều nhất và nặng nhất.

Các hành giả bám chấp nhị nguyên sẽ gặp thử thách về cuộc sống để thấu suốt bản chất sự thật.
Những hành giả ham mê tiền bạc sẽ bị thử thách của cám dỗ và ngu si, nếu vượt qua thì thành tựu sung túc.
Những hành giả bám chấp và bản ngã sẽ phải nhận thử thách về tình cảm để phá tan bản ngã bám chấp.
Những hành giả bám chấp vào tri kiến bản thân sẽ gặp thử thách về thất bại sự nghiệp cuộc sống.
Thực sự các thử thách không phải tự nhiên sinh ra, các thử thách dựa trên nghiệp lực nhân quả của mỗi hành giả mà có sự áp dụng khác biệt.
~H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche~