topbar
topbar

Thành tựu Phật quả nhờ vào sự thực hành những giáo huấn từ Đạo Sư

Tôn ảnh: Đại thành tựu giả Milarepa 
Một lợi ích tổng quát của việc nương tựa bậc thầy là bạn sẽ tiến gần hơn đến Phật quả. Mặc dù những con đường khác và những giai đoạn của họ đòi hỏi nhiều kiếp tu hành để hành Phật quả, một số người có thể thành Phật quả trong một đời vì họ đã hết mình phụng sự các bậc thầy. Những mật điển tối thượng thành tựu điều này rất nhanh – pháp Du già Đạo sư cũng là huyết mạch của con đường mật tông. Ta có thể thấy điều này qua cuộc đời của Milarepa chẳng hạn.
Ta có thể trích những câu như: “Nhờ lòng từ bi của thầy, mà trạng thái đại lạc…” Nghĩa là nếu bạn thờ kính bậc thầy đúng cách, thì do lòng từ bi của thầy, thầy sẽ ban cho bạn trạng thái pháp thân – cảnh giới đại lạc – chỉ trong thời gian ngắn ngủi một đời, mà chỉ là một sát na trong thời đại suy đồi này. Đời người chỉ là một sát na nếu so sánh với đời chúng sinh trong cá địa ngục ở dưới và chư thiên ở trên.
Và để chứng minh điều này, Kyabje Pabongka Rinpoche kể câu chuyện về ngài Vô Trước du hành trên cõi Đâu Suất, Ngài chỉ ở đây một buổi sáng để thụ giáo với đức Di Lặc, nhưng khi trở về trái đất thì ngài nhận ra rằng năm mươi năm đã trôi qua.
Hơn nữa, đời người chỉ là một khoảnh khắc so với khoảng thời gian chúng ta ở trong cõi luân hồi sinh tử.
Nếu bạn không phụng sự bậc thầy cho đúng, bạn sẽ không phát triển được dù chỉ một sự thực chứng nhỏ nhất trong các giai đoạn của đạo lộ, dù bạn có đào luyện thực tập pháp nào, dù bạn tu tập đến cả những mật điển tối thượng. Nhưng nếu bạn tận tụy đúng mức, không bao lâu bạn sẽ đạt đến trạng thái hợp nhất, dù điều này thông thường phải cần tu nhiều kiếp. Quyển Lam-rim nhan đề Tinh Yếu của Cam Lồ có nói:
“Sự hợp nhất vĩ đại rất khó đạt
Ngay cả sau khi kiên trì tinh tấn trăm lần
Qua vô số đời kiếp. Nhưng người ta nói
Có thể đạt được điều này chỉ trong một đời
Vào thời mạt pháp, nhờ nương tựa bậc thầy.”
Ngay cả trong truyền thống kinh tạng, người ta qua con đường một cách nhanh chóng nếu sự thờ phụng bậc thầy được thực hành tuyệt hảo.
Khi ấy Pabongka Rinpoche kể đời của vị Bồ tát Sadàprarudit.
Nếu chúng ta gặp một đức Phật, ta sẽ nghĩ, “Đức Phật này cao hơn thầy tôi.” Đấy là một phản ứng tự nhiên, nhưng Sadàprarudita đã thấy vô số Phật mà vẫn không thỏa mãn; ông muốn tìm một bậc thầy. Đây là một điểm trọng yếu. Nếu chúng ta không gặp một bậc thầy mà ta có nhân duyên suốt trong tất cả những tái sinh tương lai của ta, tức là ta đã lỡ mất các điều tốt lành nhất. Nếu chúng ta cúng dường lễ bái để cầu xin Đế Thích cho một viên ngọc ước, ta sẽ được thỏa mãn. Thế mà Sadàprrudita lại cắt thịt mình cho chảy máu để phụng sự bậc thầy Dharmodgata. Điều này đem lại cho ông năng lực lớn nhất để xây dựng cả hai thứ tích lũy. Ông đã đạt được định chứng gọi là “dòng Pháp liên tục” khi ông thấy được linh kiến về chư Phật; quả thế, ông đã ở trên địa vị cao của đạo lộ đại thừa về tích lũy công đức. Sau đó ông thấy được linh kiến về chư Phật; quả thế, ông đã ở trên địa vị của đạo lộ đại thừa về tích lũy công đức. Sau đó ông gặp bậc thầy Dharmodgata dạy Pháp cho ông và ông chứng ngay Đệ bát địa Bồ tát sau khi chứng vô sanh pháp nhẫn thuộc đạo lộ chuẩn bị. Ông chứng đạo nhanh chóng nhờ sự tận tụy vô song của ông đối với bậc thầy. Người ta bảo những Bồ tát khác phải trải qua một đại kiếp tích lũy công đức trong bảy địa vị đầu của mười địa vị bồ tát.
Bởi thế bạn sẽ thành Phật mau hay lâu cốt yếu là do bạn có phụng sự bậc thầy một cách tận tụy hay không. Bạn sẽ tiến gần quả Phật nếu bạn thực hành những chỉ giáo của thầy. Và bạn sẽ thành Phật sớm hơn nếu nương tựa một bậc thầy có thể dạy cho bạn con đường viên mãn hơn là một bậc thầy có thể dạy Phạm Vi Nhỏ. Nếu một môn đệ là pháp khí thích hợp (nghĩa là có thể chịu đựng khổ hạnh khó khăn), mà gặp được bậc thầy có thể giảng dạy viên giáo thì người ta bảo tất cả khó khăn sẽ tan biến. Điều này hầu như là chính chư Phật đã an bài như vậy. Padampa Sangyae nói:
“Bạn sẽ đến bất cứ nơi nào bạn muốn
Nếu bậc thầy mang bạn đến đây –
Bởi thế, hỡi dân chúng Dingri,
Hãy cung kính tôn trọng ngài
Như cái giá của hành trình.
Long thụ nói:
Nếu một người rơi từ đỉnh cao
Của vua các ngọn núi,
Thì y vẫn rớt xuống dù y cứ nghĩ là không.
Nếu bạn nhận những giáo lý lợi lạc
Dò lòng từ bi của bậc thầy,
Bạn sẽ được giải thoát
Dù bạn tưởng mình không giải thoát.”
Khi bạn rớt xuống từ đỉnh núi cao thì bạn không thể nào ngăn bạn khỏi rớt, dù bạn có nghĩ rằng mình có thể trở lên. Cũng thế, nếu sự thờ kính bậc đạo sư của bạn được làm một cách tốt đẹp, thì nó sẽ đưa bạn đến giải thoát khỏi sinh tử, dù bạn có thể nghĩ rằng “tôi sẽ không giải thoát.” Nhưng bạn sẽ không du hành ngay cả trên những đạo lộ thấp nhất, nếu bạn không nương tựa một bậc thầy.
~Trích “Giải Thoát Trong Lòng Tay” – H.H Pabongka Rinpoche~
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top