
Người cho phép tích lũy của cải thế gian, lấy ngụy biện làm lợi lạc chúng sinh, đặc biệt là các vị Tỳ Kheo, theo giáo lý của Đức Phật là một điều sai trái.
Vì sao như vậy? Tỳ Kheo thì không tích lũy của cải, vì vậy cũng không thể lấy thứ không có để đi từ thiện được. Đức Phật dạy chúng ta hiểu bản chất thật sự của Nhân và Quả chứ không khuyến khích việc tế lễ và cúng bái. Chỉ tu hành mới giúp con người giải thoát khỏi mọi khổ não và giúp ta bình an.
Từ thiện không phải là Bồ Đề Tâm mà là Thập Thiện. Từ thiện xuất phát từ nhiều nguyên do: muốn cầu tuổi thọ, danh lợi, vì muốn được nổi tiếng, đó là việc lấy phước thế gian làm gốc để đi từ thiện. Bồ Tát phát Bồ Đề Tâm có thể có hoặc không đi từ thiện nhưng nếu làm từ thiện thì với mục đích cầu quả vị Phật (quả vị Đại thừa). Những người tu chân chính thường rất hiếm khi đi làm từ thiện bởi họ không tích lũy của cải quý giá cho bản thân mình. Nhưng họ lại chấp nhận khất thực, dùng đồ mà chúng sinh bố thí chỉ để nuôi thân, với một mục đích cao cả hơn là chứng ngộ đạo pháp.
Nếu muốn giúp người có thể xuất gia, thực hành Ba La Mật, hành trì đúng đắn là con đường tiên yếu. Trong 6 năm Thầy nhập thất, Thầy chỉ với quyết tâm đạt đạo cho được và Thầy đã đạt hạnh nguyện. Để có thể truyền pháp một cách bài bản, đúng đắn phải qua giai đoạn trên nếu không, tất cả chỉ như Vô Minh đang nói. Người tu hiện nay đề cao việc từ thiện nhưng lại không hề chú trọng đến việc tu tập để giác ngộ.
Bồ Đề Tâm Nguyện là việc phát Bồ Đề để trở thành một vị Phật. Đó chính là lòng thương xót chúng sinh vô bờ bến. Việc từ thiện cũng chỉ giúp chúng sinh qua cơn bần hàn trong chốc lát chứ không giúp họ no đủ cả một đời. Bồ Đề Tâm Hạnh chính là nói đến việc thực hành giáo pháp thế nào.
“Dẫu ở cửa không, chưa thành vô ngã” (HT. Thích Thanh Từ). Chúng ta thường nghe những thứ rất cao siêu nhưng điều đơn giản nhất trong tu hành thì chưa học tập đủ. Hãy quán chiếu kĩ lại Tâm mình. Đi theo một bậc thầy là tuân theo lời dạy của vị thầy đó. Ở Tây Tạng, khi đi theo một bậc thầy bắt buộc là vị thầy đó phải thuộc một dòng truyền thừa được tiếp nối liên tục, vị ấy phải được công nhận từ phẩm hạnh, trí tuệ đến thành tựu thì mới được nhận học trò, trao truyền giáo lý. Nhận học trò đồng nghĩa vị thầy ấy phải chịu trách nhiệm với những việc làm đúng hay sai của học trò. Dòng truyền thừa thanh tịnh Kadhampa được bảo hộ bởi 21 Phật Mẫu Tara và chưa bao giờ đoạn tuyệt trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử kể từ khi được khai sinh là một minh chứng.
Trước khi thực hành Bồ Đề Tâm Nguyện, hãy nghĩ đến mục đích tiên quyết đưa chúng ta đến với việc tu hành. Nhận ra mục đích trên mới nhìn nhận ra căn nguyên mọi khổ não của chúng sinh khác. Những nỗi lo sợ luôn thường trực, đời sống là vô thường, chỉ có thể tìm sự trường tồn trong Tâm mà thôi.
Ngày nay, khi nói đến truyền thống Mật thừa thì đã bao gồm: Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cương thừa. Hành Bồ Tát Đạo mà sai lệch là khi chúng ta hay vin vào việc tụng kinh thoát khổ. Không có việc này. Tụng kinh không thoát khổ, niệm Phật thôi cũng không thể thoát khổ, không có cách nào khác ngoài việc nhìn nhận ra khổ, chấp nhận khổ thì mới vượt qua nỗi khổ.
Bánh vẽ một vẻ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong, sự thật như thế nào cũng không biết. Chính vì vậy, Bồ Đề Tâm Hạnh dạy chúng ta biết rằng đời này là khổ, khi còn chưa thoát khổ thì con còn trôi lăn trong luân hồi sinh tử. Nương nhờ một bậc tri túc, vị Đạo Sư chân chính là cách thức đúng đắn nhất để tìm đến với con đường giải thoát và giác ngộ tối thượng.
_______________________________________
H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche
Trích Bồ Đề Đạo Đăng Luận – Bài giảng ngày 5/6/2022
Tôn ảnh: Jetsun Lama Rinpoche