
Tôn ảnh: Đức Thánh Tổ Atisha Dipamkara cùng chư Bổn tôn dòng truyền thừa Kadampa cổ
1./ Hỏi: Bạch Đạo sư, con có một thắc mắc muốn hỏi rằng, liệu có hay không việc tham cầu thần thông ở giai đoạn mới bắt đầu tu hành là mầm mống của tà kiến. Cách để đối trị vấn đề nêu trên là gì, con mong Đạo sư khai thị ạ?
Đáp: Việc con mong cầu thần thông không phải là tà kiến. Trong “Bồ Đề Đạo Đăng Luận”, Đức Atisha nói người có thần thông nếu một ngày làm công đức của họ gấp trăm ngàn lần người không có, nếu mong cầu thần thông chính đáng lợi lạc cho chúng sinh thì không phải tà kiến, đó là Bồ đề tâm. Nếu mong cầu vì mục đích khác (biểu diễn, thu nạp đệ tử, coi bói, được tung hô làm lợi cho mình v.v….) thì mới gọi là tà kiến. Ta cứ tiếp tục tu hành, tới lúc thì thần thông sẽ tự xuất hiện, sự cầu xin chỉ là sự hứa nguyện mình hướng tới mục tiêu đó.
Có 4 đề mục từ bi hỷ xả và 5 đề mục thần thông được Đức Phật chỉ dạy, nhưng muốn có thần thông phải có được thiền định, tới mức trì mà như không cần trì, tín tâm phát triển mạnh mẽ không phân biệt giữa việc có hay không, quan trọng là niềm tin với Đạo sư và Dòng truyền thừa.
2./ Hỏi: Bạch Đạo sư con từng nghe ngài nói: quá khứ là vọng, hiện tại là vọng, tương lai cũng là vọng, ngay cả tâm mình cũng là vọng, vậy khi trì thần chú Lục tự cảm nhận rõ được đức Quan âm, thấy rõ sắc tướng cũng không để làm gì cả, khi trì biết mình đang trì là được không cần quán sát âm thanh bởi phát ra bởi chính nó cũng là vọng. Con thấy nếu có nói thêm hay miêu tả thì cũng chỉ là thuộc về kinh nghiệm hư vọng, cũng không theo kịp được sự biến hóa, kính mong đạo sư xem xét giúp con?
Đáp: Trong Mật thừa có 4 tầng Mật (tác, hành, du già, bí mật). Tác: sử dụng ấn, chú. Dù già: quán tưởng bên ngoài và bên trong. Biết xuyên suốt là thức, quan trọng là con đủ tỉnh thức nhận ra đức Quan âm xuất hiện là quan âm của từ bi, hư vọng hay chỉ là cái thấy. Quan âm xuất hiện có khơi gợi trí tuệ của đức quan âm bên trong mình hay không? Trì tụng thần chú một thời gian tự con sẽ lắng nghe được thần chú, khi bước vào giai đoạn Mật tông con chỉ cần tuần tự thực hành theo Ngondro thì các tri kiến tuần tự sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn.
Chân vọng: là vọng do sự vô minh do cầu trí tuệ mà sử dụng hình thức để khơi gợi trí tuệ bên trong mình.
Tà vọng: dùng hình thức bổn tôn để mong cầu đạt được thần thông.
Đừng quan tâm “vọng” hay “không vọng”, là thật hay giả mà hãy tinh tấn thực hành pháp vì lợi lạc chúng sinh, để đạt được quả vị Phật, thoát khỏi tam giới này. Chư Phật dùng hình thức làm phương tiện không có sự phân biệt để dụng và đi vào bên trong bản chất của sự thật, của trí tuệ. Trì chú là phương pháp thấy rõ bản thánh chân thật của lời nói, âm thanh, trí tuệ, tâm tủy của bổn tôn ấy. Mỗi hành giả đại diện cho trí tuệ và từ bi của chư Phật, mọi kinh nghiệm là hư vọng dù ta có đi theo hay không nó cũng sẽ xuất hiện. Hành giả y theo giáo huấn mà tu tập thì sẽ đạt được năng lực được gia trì từ Đạo sư.
3./ Hỏi: Bạch Đạo sư, con gặp hiện tượng “mơ tỉnh” khi ngủ trưa, con có nhận thức được rằng khi đó con đang mơ, con có thể điều khiển được mọi hành vi trong khi con đang mơ như đi đứng, tương tác với mọi thứ xung quanh, thậm chí bay lên không trung. Xin Đạo sư giải đáp?
Đáp: Đó là mộng du, có nhiều tầng bậc mộng du, có thể vì con đã tu nên có chút chánh kiến, chánh định, chánh niệm nên khi gặp tình trạng này con nhận thức được sự vật, hiện tượng đang xảy ra xung quanh con, nhưng con nên nhớ nếu đã nhận ra những hiện tượng như vậy thì phải tỉnh thức ngay, đừng để việc mộng du kéo mình đi quá xa vì khi thần thức bị kéo đi xa có thể sẽ không trở về được nữa, rơi vào trong mộng mị và bị ma dẫn dụ đi. Cũng như vậy với việc thiền, khi ngồi thiền thấy các hiện tượng lạ không nên chấp vào đó vì tất cả chỉ là giả. Hãy chánh niệm và tỉnh thức hơn. Việc này thuộc về Mật thừa nên giáo lý không thể giảng rộng rãi và quá chi tiết. Hành giả nên nhớ rằng mình đang tu tập Pháp môn gì, giống như câu kệ thầy hay đọc:
“Vượt khỏi trần lao việc chẳng thường
Đầu dây nắm vững giữ lập trường
Chẳng phải một phen sương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”.
(Hoàng Bá Hy Vận)
Nếu không giữ lập trường sao ta thoát khỏi tam đồ khổ này. Ma vương luôn luôn thử tâm người tu hành Mật thừa, để xem bản thân ta có sinh lên tà kiến mà đi sai đường không. Tu tập là rèn luyện tâm mình, dùng thần chú để kéo tâm mình trở lại bổn lai diện mục của mình bằng lòng từ bi sẵn có. Mật thừa nhắc đến niềm tin vào Kim Cương Sư, sự tịnh tín này nhiều bao nhiêu thì sự gia trì đến giải thoát giác ngộ càng lớn bấy nhiêu, việc có nắm bắt hay bỏ lỡ cơ hội giác ngộ là ở chúng ta, bản thân mỗi người tự ý thức việc đọa lạc tam đồ khổ và giá trị của việc giải thoát, gặp được giáo pháp Mật thừa là đại nhân duyên phước trí, đó là sự vi diệu của riêng Mật thừa mới có, không có gì ngoài việc “cho” và “nhận”, khi hành giả nhận được sự giúp đỡ gia trì từ Đạo sư thì hãy biết lấy lòng biết ơn mà báo đáp lại ân nghĩa, triết lý của giáo pháp là ở đó.
~His Holiness 17th Kadam Kyabje Dongchen Chotrul Rinpoche~
(Trích bài giảng ngày 22.06.2025)