
Trong truyền thống Kim Cương Thừa, “Hoạt Phật chuyển thế” là thuật ngữ này được người Trung Hoa đặt cho các Lạt Ma Tây Tạng được tái sinh. Truyền thống này được thiết lập vào đời của vị Kamara thứ 1 (cùng thời với Tổ Tumton của Dòng Narthang – năm 1106). Truyền thống này dựa theo tinh thần của Bồ tát là vị Tái sinh (Tulku), Chuyển thế (Yamsi) và đầu thai là các khái niệm khác nhau. Những chúng sinh đầu thai là dựa trên nghiệp lực và phước báu. Tái sinh là khi một vị Rinpoche trong truyền thống Narthang dưới sự chỉ dạy của tổ Tumton trở thành các Mahasiddha (Đại thành tựu giả), khi ấy các linh hồn không còn mê hoặc các ngài nữa, các vị phát ra lời nguyện “Đem Phật pháp làm lợi lạc chúng sinh” nương trên công hạnh đã gây tạo. Tâm thức dựa trên nghiệp lực và phước báu, nó không nói tới giới tính con người, nói đến ái dục. Các vị tái sinh dựa trên thừa nguyện làm lợi lạc chúng sinh mà tu hành giác ngộ. Mọi sự thật hiển lộ trên con mắt mọi cái thấy trên sự thanh tịnh, các ngài chứng ngộ Phật quả tự tánh tự nhiên. Sau khi biết cái thân này đã không thể làm lợi lạc chúng sinh thì sẽ chọn nếu như phước lực của chúng sinh không đủ để các ngài trụ thế. Đó là lý do thầy luôn khuyên các con là phước phóng sinh. Chuyển thế là giống như các vị Phật tự tại tái sinh. Việc nhớ được tiền kiếp phải nhờ tu hành vì mỗi kiếp tái sinh trong một thân người mới, nhưng con đường đi sẽ nhanh hơn. Các đời Tumton khi tái sinh đều nhớ được các kiếp của mình và tiên đoán được đời sau sẽ tái sinh ở đâu.
Tôn ảnh: Bảo tháp Chư Phật (Buddha’s Stupa)
Chúng ta có ba trạng thái: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Trong thân thể vật lý sẽ có 5 trí tuệ được sinh ra và có hai loại trí tuệ đặc biệt (trí tuệ vô sư và trí tuệ hữu sư).
Có hai loại thánh nhân: một vị đi từ Định vào Tuệ, một vị đi từ Quán và Tuệ. Do có tu hành mà Thầy nhìn rõ bản chất sự việc và giúp được các học trò qua những khó khăn. Đời sống chúng ta đều là khổ, nhìn rõ bản chất của sự thật thì ngay trong đau khổ tìm ra được nguyên nhân từ đó mới có cách giải quyết. Khổ đến Đạt, từ Vô Minh đến Minh, từ phàm phu đến giác ngộ, đó là một con đường để giác ngộ.
~H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche~
Trích bài giảng ngày 19.03.2023