topbar
topbar

Dòng truyền thừa Kadampa cổ

Tôn ảnh: Thánh Đức Pháp Vương Dharmaraja Kadam Trichen Rinpoche đời thứ 25 và

Thánh Đức Pháp Vương Kadam Dongchen Rinpoche đời thứ 17

Hỏi: Bạch Đạo Sư xin ngài giải thích về dòng Kadampa để chúng con hiểu hơn về dòng truyền thừa con đang theo?
Đáp: Dòng Kadhampa được sáng lập bởi Tổ Dromtonpa, Tổ Dromtonpa là dịch giả của Lama Atisha, ngài đã tu tập theo chỉ dẫn của Lama Atisha trong suốt quãng đời của ngài. Nhận thấy giáo pháp mà Atisha truyền dạy là tinh tuý và là thực hành tốt nhất nên Tổ Dromtonpa đã sáng lập ra dòng Kadampa và ý nghĩa chính là “Nương theo giáo lí của Lama Atisha”, trong dòng Kadampa lấy giáo lí “Bodhipathapradipa” làm nền tảng tu tập chính yếu, trong giáo lí này lấy Hiển – Mật làm nền tảng để tu hành theo thứ bậc cố định.
Giáo lí này có thể chia thành các thứ bậc quan trọng như sau:
– Hiển Thừa: lấy Bát Nhã Ba La Mật “Maha Prajna Paramita Hridaya” làm nhân chính yếu để tu tập, nương theo Prajna làm trí tuệ chính yếu cho lộ trình chuyển hoá tâm thức từ phàm phu thành bậc trượng phu chân chánh, phá tan tất cả các tà kiến của các loại tri kiến ngoại đạo. Prajna paramita chính là pháp quán duy nhất để đoạn trừ tâm ngã chấp hay tâm dính mắc “ chấp” của thế tục, cho nên trong Lama Atisha lấy giáo lí Bát Nhã này làm nền tảng tức là nhân, bởi vì lí Bát Nhã này còn được danh là Đoạn Trừ Tà Tri Kiến của bậc Trí Tuệ, nó còn được mệnh danh Trung Đạo Chi Vương.
– Lấy Tam quy y và tam học làm cơ sở nương tựa chính yếu trong giáo lí mà Lama Atisha giảng dạy. Trong giáo lí mà Lama Atisha giảng dạy Tam quy y trở thành cơ sở phát triển lòng tịnh tín tuyệt đối, quy y mà Lama Atisha nhắc ở đây chính là sự nương tựa duy nhất vào Tánh Giác Nội Tại, Tam Bảo ở đây Lama Atisha nhắc đến chính yếu là Tam Bảo Gốc tức là Đạo Sư – Phật ( Guru- Buddha) ở đây Lama Atisha nhắc nhở sự liên kết chính là đạo sư, tức nhận thức rõ ràng đạo sư chính là hiện diện của Phật Đà.
– Tam học: trong giáo lí Kadhampa lại không chú trọng việc thực hành của Thân, mà lấy thực hành chính của Tâm làm nền tảng, bởi vì lấy Tâm làm gốc nên hầu hết các đạo sư Kadhampa thường có sự dạy dỗ hết sức kỳ lạ, các giáo huấn vượt ngoài phạm trù của thân chính là việc đánh thức những nhận thức trí tuệ từ tâm, thay vì lễ lạy thông thường thì chính Lama Atisha lại có sự giảng dạy khác cho sự tịnh hoá, tức là thông qua thực hành luyện hoá tâm để tịnh hoá, tất nhiên nó tuỳ thuộc vào việc dạy dỗ từ bậc thầy làm nền tảng chính yếu. Ở đây có lối giải thích gần như cách thức mà Tổ Marpa dạy Tổ Milarepa qua việc 9 lần làm ngài rơi xuống đáy sâu khổ não để tịnh hoá ác nghiệp, cho nên các đạo sư Kadampa nổi tiếng với lối dạy dỗ kỳ quặc nhưng đầy mạnh mẽ trong việc đánh thức trí giác.
Lấy Giới làm nền tảng tu học để nương tựa.
Lấy Định làm con đường tiến bước của tâm.
Lấy Tuệ làm hành trang bước vào quả vị giác ngộ.
Mật Thừa: lấy các pháp du già (yoga) làm nền tảng tu tập, tuy nhiên nương tựa chính yếu vào Vô Thượng Du Già (anuttara yoga tantra) là giáo lí đánh thức tâm quả trong chính bản thân, chuyển hoá nhận thức của phàm phu thành nhận thức của một vị Phật.
Sau khi đã có nhận thức rõ về giáo lí Hiển Thừa, hành giả Kadampa thực hành giáo lí Mật theo cách thức riêng biệt (ở đây không thể nêu rõ các giáo lí Mật Thừa).
Trong truyền thống Gelugpa thì Lama Tsongkhapa đã giải thích rõ ràng trong “Ngakpa Chenmo” tức là Mật Tông Tu Đạo Thứ Đệ Luận. Lama Tsongkhapa đã làm rõ Giáo lí mà Lama Atisha đã giảng dạy một cách gần gũi và triệt để nhất, ngài đã giải thích rất sâu sắc các thực hành Du già “ yoga” chính của dòng Kadampa cho nên dòng Gelugpa được gọi là Tân Kadampa để phân biệt rõ với cổ Kadampa tức là Giáo lí mà Lama Atisha đã giảng dạy.
Tuy nhiên, tất cả hành giả Gelugpa đều được gọi là hành giả Tân Kadam bởi giáo lí mà Lama Tsongkhapa nương tựa chính yếu giáo lí Kadhampa mà không hề thay đổi, tên Gelugpa không phải do Lama Tsongkhapa đặt ra mà do các học trò sau này gọi để phân biết với các dòng khác , tuy nhiên về nền tảng cũng như nhau không khác.
Trong thời kỳ này, các đạo sư trứ danh của Gelugpa như Pabongka Rinpoche, Trijang Rinpoche, Ling Rinpoche đã làm rạng danh giáo lí Kadampa. Hiện nay, Pháp vương của chúng ta là ngài H.H 25th Dharmaraja Kadam Trichen Rinpoche của tu viện Shar Garden đã thiết lập lại nền tảng tu tập của Giáo pháp Kadampa, bởi vì không có sự phân biệt giữa hành giả Kadampa và hành giả Gelugpa nên Pháp vương đã chuyển chiếc mũ Pandita từ vàng trở về màu đỏ nguyên thuỷ mà các bậc Pandita của học viện Nalanda sử dụng. Tuy nhiên, Pháp Vương vẫn cho phép các Rinpoche Kadampa sử dụng mũ vàng bởi vì giữa hành giả cổ Gelugpa và tân Gelugpa không có khác biệt, khác biệt ở đây bởi vì Pháp Vương muốn nhấn mạnh những giáo lí mà chính Lama Atisha đã truyền dạy, ngài muốn khôi phục lại tất cả những con đường của Giáo lí Kadampa theo con đường mà Lama Atisha đã thiết lập.
Y cứ trên các bản văn giải thích chính yếu từ những bản kinh văn lưu trữ của Gelugpa còn giữ gìn và từ các tu viện Kadampa được trao trả từ Trung Quốc, Pháp vương đã thống nhất đầy đủ các giáo lí chính yếu bằng tiếng Tây Tạng, và hơn hết ngài được sự cho phép từ Trung Quốc thiết lập tu viện cũng như giảng dạy giáo lí Kadampa tại Tây Tạng.
~ H.H 17th Kadam Dongchen Rinpoche ~
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top