topbar
topbar

Đừng ngụy biện cho sự lười biếng bằng bất cứ lý do gì

Tôn ảnh: Hộ pháp Sư diện Phật Mẫu (Lin- Faced Dakini)

Trong kinh Pháp cú, Đức Phật nói:

 “Con tôi, tài sản tôi, người ngu sinh đau khổ

Tự ta, ta không có, con đâu, tài sản đâu?”

Đức Phật nói, bởi vì cái tôi này, cái ta này sinh ra khổ đau, cho nên người nào chấp đây là con tôi, tài sản tôi thì người đó sinh đau khổ.

Có những vong linh, quỷ chết hàng ngàn năm không siêu thoát vì còn ôm cái “con tôi, tài sản tôi”, ôm cái tôi nên mãi đọa lạc.

“Mồ hoang lắm kẻ tóc còn xanh”. Cho nên, chúng ta đừng nghĩ mình còn trẻ lắm, chưa cần tu. Nhiều người chạy theo xu hướng “Trẻ mua nhà, già ở chùa”, mải mê kiếm tiền, rồi tới lúc già, mắt mờ chân mỏi thì coi chùa như trại dưỡng lão. Nhưng thực chất nếu trẻ không tu thì già càng khó tu vì có nhiều thứ phải học mà do tuổi cao, sức yếu người già không thể học lại với người trẻ dù rằng Đức Phật rất từ bi, Ngài có phương tiện pháp tu cho người già. 

Nhiều Phật tử luôn viện cớ bận để ngụy biện cho sự lười biếng. Nhưng thời kỳ dịch bệnh Covid này cho chúng ta rất nhiều trải nghiệm. Họ mải mê kiếm tiền không có thời gian tu hành, tích phước nhưng khi dịch bệnh đến, phải thở ôxy, họ chỉ có thể suy ngẫm về những cái khổ trên giường bệnh. Lúc đó, những đối tác, bạn hàng,… có ở bên họ để chia sẻ nỗi khổ bệnh tật hay không?

Trong các đạo như Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài,… các tín đồ dù bận vẫn đi lễ đều đặn vì họ tin rằng Chúa cho họ cơm ăn, áo mặc. Còn Phật tử đôi khi quên đi lễ, quên tu hành vì cho rằng phước đức của họ do ông, bà tổ tiên để lại, nhưng họ không hiểu rằng phước đức đó có đủ để họ tiêu xài trong đời này hay không.

Giáo lý đầu tiên của Đức Phật nói về khổ, có 8 cái khổ: 

  1. Cầu bất đắc khổ
  2. Thân quyến chia lìa khổ
  3. Bán cù hội ngộ khổ
  4. Li biệt khổ
  5. Ngũ ấm thạnh khổ (5 chết yểu)
  6. Nghịch tử khổ
  7. Vô thượng khổ
  8. Sinh ra khổ

Đức Phật nói con khổ vì con chấp cái đời sống này của con là thật, tài sản, của cải của con là thật. Nó là vật chất nhưng thử hỏi vật chất này đi với chúng ta bao lâu.

Thế gian này vốn dĩ là khổ. Chúng ta đi chùa cầu bình an, sức khỏe, phước nhiều nhưng chúng ta có tự hỏi rằng ngay giây phút này đã gieo hạt giống cho sự bình an chưa. 

“Một ngọn lửa sân đốt cháy cả rừng công đức”. Sân si theo nghĩa thế gian là đố kị, ganh ghét, tức giận, diễn tả những trạng thái của tiêu cực hơn tích cực. Nguyên nhân của sân là chấp cái gì đang hiện hữu là có thật, là của ta, cho đến khi mà ai lấy của mình đi, ai xúc phạm vào danh dự, ai xúc phạm nỗi đau của mình… thì mình tức giận, mình buồn bã.

Khi tu hành, chúng ta tìm hiểu mọi nguyên nhân của khổ là do hành động – nghiệp. Chúng ta sợ nghiệp nhưng vẫn phải đối diện với nó. Những hành động thiện đưa lên nghiệp thiện, đó là những hành động hướng đến trạng thái tích cực bao gồm cả bố thí, phóng sinh, cúng dường, cứu trợ… khiến tâm thiện hảo sinh lên. Chúng ta tha thứ, xả bỏ… là hành động thiện, nhưng chúng ta bám chấp, tức giận, buồn bã, đau khổ thì mỗi một giây phút trôi qua chúng ta sống trong trạng thái của địa ngục, dầu sôi, tâm chúng ta luôn sống trong đau khổ.

Vì vậy, để tránh nghiệp xấu, chúng ta kiểm thúc hành động của chúng ta. Ví dụ, người tu Phật giữ 5 giới: không sát sanh, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu bia, không trộm cắp.

Đức Phật đưa ra giới luật để chúng ta biết rằng nếu chúng ta không làm cái này thì sẽ được cái kia. Đức Phật dạy cư sĩ giữ giới để con được hạnh phúc. Cuộc sống vốn dĩ khó khăn, giữ giới khó khăn nhưng là cần thiết để có đức hạnh.

Đức Phật dạy các phương pháp để chữa bệnh khổ là thiền, niệm Phật, trì chú, tu hành. Nhưng chung quy cũng chỉ có sự thật là phải thực hành Pháp. Vì vậy, mỗi chúng ta phải tự tu hành, tự ứng dụng những lời dạy mà Đức Bổn sư truyền dạy, tự nhận thức được những khổ đau trên thế gian để chúng ta nhàm lìa những cái bám chấp, để buông xả hơn, hạnh phúc hơn mỗi ngày.

~H.H 17th Kadam Dharmaraja Vajrayana Tulku Dongchen Rinpoche~

logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top