
Tôn ảnh: Đức hộ pháp Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương)
Khi quả chưa trổ bất cứ ai trong chúng ta đều bình thản, nhưng khi quả trổ ai cũng trở nên bấn loạn, có người than thân trách phận, ai cũng cho rằng tôi đức hạnh, tôi làm đúng, không thẹn lương tâm, nhưng sự thật đúng, sai không do chúng ta quyết định.
Người thiểu trí thì cho rằng cứ làm sai sám hối là hết, người trí lại hiểu rằng không gieo nhân quả sẽ không trổ, họ ra sức tạo nhân tốt.
Nhân quả sẽ nhẹ khi con gây tạo với những chúng sanh phàm tình, nhưng nghiệp báo sẽ tăng lên 100.000 lần khi con nói sai sự thật về một bậc tu hành, ở đây bậc tu hành là những vị đã được nhận sự truyền thừa, những bậc thầy giảng dạy chánh pháp, thậm chí chỉ một ý nghĩ sai lạc cũng đủ để con lãnh quả báo nặng nề.
Một số hành giả khi đạt được một số khả năng (ngoại cảm, bói toán, thấy biết cảnh giới tâm linh), họ tin rằng do tu hành mà đạt được. Thực ra, họ sẽ mãi rơi vào cảnh giới của ma, bởi vì ngoại đạo vẫn đạt được thần thông, như các thày Bà la môn và pháp sư hay phù thuỷ. Tuy nhiên họ sẽ trở nên chấp thật và rơi vào tà kiến cho rằng có, họ chỉ nhìn vào tướng, cho rằng những gì thấy nghe của họ đều đúng, và sau đó tuỳ vào nhân quả nhanh hay chậm, những quả báo sẽ trổ ra, họ sẽ hối hận và như vậy cũng chẳng giúp ích gì.
Tốt nhất trước khi con thật sự Giác Ngộ, đừng bao giờ xem thường nhân quả và khi con nói sai về một bậc thầy, nếu họ không đức hạnh quả báo chỉ nhỏ, nhưng nếu họ đức hạnh hoặc Giác Ngộ con đã phạm ngũ nghịch tội.
Hiện nay, khá nhiều cư sĩ tự xưng Đạo Sư, trao truyền Mật Thừa, trong đó có một số kẻ tu hành trì chú được ích công năng, tự ý trao quán đảnh, tự ý trao tam quy ngũ giới, tự ý dạy pháp cho người khác, mà họ chẳng được thọ nhận, thậm chí một số kẻ thể hiện thần thông khiến người khác rơi vào mê lầm, điều này thật nguy hiểm. Những kẻ trộm tăng tướng này sẽ lãnh quả báo cực kỳ nặng nề.
Cách tốt nhất là đừng tin những gì mình thấy, bởi vì đó là điều giả dối. Hãy đi theo một bậc thầy mà mọi sự giảng dạy đều hướng về Giác Ngộ dù là việc lớn hay nhỏ, thọ nhận giáo pháp chân thật, là giáo pháp khiến tâm thức chấn động, không phải sự hứa hẹn suông, là giáo pháp thật sự đưa vào trí tuệ quán sát thật có, những giáo pháp chân thật này, không vì làm vừa lòng ai mà thay đổi sự thật, không vì vừa lòng ai mà phải dùng lời khiến kẻ đó yêu thích, bởi vì chúng sanh ưa sự giả dối, khi đối diện sự thật họ trở nên sợ hãi hoặc phớt lờ, và sự thật họ vẫn phải đối diện.
~H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche~