topbar
topbar

Giới Hạnh Bồ Tát

“Tâm nguyện Bồ Đề một khi đã phát phải hằng ghi nhớ phát triển không ngừng. Đời này kiếp sau không bao giờ xa giới hạnh Bồ Tát.”

Đức Phật Thích Ca có nói về Đức Di Lặc, tính từ lúc được thọ ký trở thành Phật phải mất 4 A Tăng Kỳ 100.000 đại kiếp. Với người bình thường, đối trước bậc Thánh Tăng, nếu vị đó được thọ ký thành Phật, thì phải mất 8 A Tăng Kỳ 100.000 đại kiếp, đối trước cội Bồ đề hoặc trước Bảo tháp Xá Lợi Phật mà phát nguyện thì cần phải qua 20 A Tăng Kỳ 100.000 đại kiếp. 

Ngày nay chúng ta thấy người học Phật, tu Phật thì rất nhiều và thật dễ dàng khi nghe được một bài Pháp, nghe được câu “A Di Đà Phật” nhưng người hành đúng Pháp của Phật lại rất ít. Tính từ thời điểm phát Bồ Đề Tâm Nguyện trở thành Phật, nếu vì mong cầu giải thoát cho bản thân thì chỉ có thể sinh lên cõi Trời đạt được 4 Đạo – 4 Quả – 1 Niết bàn, đắc tuần tự theo 4 quả vị Thánh (Sơ quả Tu-đà-hoàn, Nhị quả Tư-đà-hàm, Tam quả A-na-hàm, Tứ quả A-la-hán). 

Sanh là khổ. Bệnh cũng là Khổ. Chúng ta hay ảo tưởng những vị Thánh, Phật là những vị không còn bệnh. Điều này không đúng. Có thân sẽ có bệnh nhưng với các bậc giác ngộ chỉ thân có bệnh chứ tâm không bệnh. Cuộc đời một người vốn bị chi phối bởi nghiệp, bao gồm của thiện nghiệp và ác nghiệp. Muốn thoát khổ, trước hết hãy phát Bồ Đề Tâm, nhìn thấu nỗi khổ này mà muốn thoát khỏi nó bởi khi ta phát Bồ Đề Tâm Nguyện từ nay cho đến khi thành Phật quả chính là nguyện vì lợi lạc của mẹ cha trong sáu cõi (Trời, Người, Atula, Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục). Chúng sinh ngoài kia, ai cũng đều chịu khổ, biết đâu trong vô lượng kiếp tái sinh, những chúng sinh ở trên thế gian này cũng đã từng có kiếp là cha, là mẹ của ta. 

Đức Phật từng nói “Trên đại địa này, mỗi một hạt cát là một vị Bồ Tát nằm xuống”. mỗi bước chân đi là một người cha, người mẹ nằm xuống, cũng vì Vô Minh mà đọa trong luân hồi sinh tử. Khi đã nhìn thấu việc này, hãy nguyện vì chúng sinh mà thoát khổ đau, vì lời nguyện đó “hãy nỗ lực phát triển toàn vẹn”, phát triển tâm phàm phu thành tâm của bậc Thánh bằng cách tu tập mỗi ngày. 

Nhiều người nghĩ rằng có trong tay tài sản là sẽ bình an nhưng thực chất đâu phải như vậy. Của cải tài sản vẫn có thể bị cướp mất khỏi tay trong nháy mắt. Những thứ hữu hình mà chúng ta coi là khi có nó, nó sẽ đem lại cho ta sự an ổn thực ra cũng dễ biến mất dễ dàng bởi những tác động về vật chất. Ta chỉ thấy được bình an khi trong tâm ta buông xả mọi bám chấp của hiện tại.

Mỗi giây trôi qua là một giây phiền não. Mỗi giờ trôi qua là một giờ phiền não. Mỗi một ngày trôi qua là một ngày phiền não. Nhưng khi đã tu hành thì mỗi giây trôi qua là một giây an lạc. Mỗi giờ trôi qua là một giờ an lạc. Mỗi một ngày trôi qua là một ngày an lạc. 

Phát triển toàn vẹn đoạn đầu chính là an trú trong chánh niệm của tâm ở thực tại, Phát triển toàn vẹn đoạn giữa ấy là thiền định về tính chất thật sự của luân hồi sanh tử và sự an lạc hạnh phúc. Phát triển toàn vẹn đoạn cuối là khi nhìn nhận bản chất của khổ đau chỉ là ảo tưởng mà ta chấp vào những gì ta nghe thấy, nhìn thấy mà thôi. 

Hãy tùy duyên, tùy pháp mà thực hành. Khi ta thấy rằng chúng ta tự do trong thực tại này, mọi thứ suy nghĩ không bị ràng buộc chính là chúng ta đi vào trạng thái an lạc một cách bình thản không vướng mắc.

~H.H 17th Kadam Dongchen Rinpoche~

Trích Bồ Đề Đạo Đăng Luận – bài giảng ngày 12/6/2022

logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top