topbar
topbar

Hãy gìn giữ giáo lý thanh tịnh

Tôn ảnh: Đức thánh tổ Dòng truyền thừa Kadampa cổ Atisha Dipamkara

Có một điều quan trọng trong quá trình tu Kim Cương Thừa dó là việc giữ chánh niệm và chánh kiến, biết tha thứ và buông xả tâm mình thay vì dùng vô minh mà chỉ trích người khác vì những mối bất hòa mà rời xa chánh pháp, rời xa Đạo sư. Khi một vị Minh sư đang cố gắng tạo dựng truyền thông Mật thừa tại Việt Nam thì cũng còn đó những kẻ vô minh muốn đạp đổ, những kẻ sùng bá văn hóa nước ngoài nhưng thiếu sự hiểu biết đúng đắn. 

Đạo sư Kadam Dongchen Rinpoche đời thứ 17 là người duy nhất nắm giữ kho tàng giáo lý 16 giọt Kadam, ngài mong muốn những giáo lý được thọ nhận sẽ góp phần xây dựng một nền Phật giáo hòa hảo. Ngài đã xin Đức Pháp Vương Trichen Rinpoche đời thứ 25 để được mang giáo pháp tuyệt hảo này về Việt Nam, truyền dạy cho hành giả nơi đây bởi ngài biết Việt Nam vốn đã có Phật giáo từ lâu đời nhưng lại chưa có Chánh giáo, cần có những chánh pháp thực sự để truyền dạy cho người dân nơi đây, trở thành giáo lý chuyên biệt do người Việt nắm giữ. Đạo sư Kadam Dongchen Rinpoche được thọ nhận giáo lý của người Tây Tạng, vinh dự là hóa thân của một bậc Thánh tổ khai sinh ra nền Phật học nhưng xuất thân của ngài lại là một người Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt. Ngài mong muốn giáo lý được phát triển tại Việt Nam với sự dẫn dắt của những Rinpoche người Việt do ngài đào tạo. Người Việt Nam sẽ không cần phải đến Tây Tạng học pháp nữa mà thay vào đó thì tại Việt Nam sẽ phát triển truyền thống Mật tông. Giáo lý của Đức Phật là giáo lý chung của tất cả chúng sinh bởi vậy mà ngài muốn để giáo lý sẽ được truyền thụ rộng rãi không chỉ ở Tây Tạng. 

Đức Orgyen Kusum Lingpa, một vị terton (Khai Mật Tạng) và hộ trì dòng truyền thừa trong Phật giáo Tây Tạng từng tiên đoán trước rằng ở Việt Nam sẽ xuất hiện rất nhiều hóa thân của các Tulku, là các Rinpoche người Việt giảng dạy giáo lý Mật thừa. 

Trong quá trình học, vị Đạo sư sẽ kiểm nghiệm học trò để biết người đó đã nhận thức được đến giai đoạn nào và dùng tri kiến để dẫn dắt con đến giai đoạn tiếp theo. Bản thân mỗi một người tu hành đều là những phàm phu, mà đã là phàm phu thì sẽ có sai phạm. Bản thân chính chúng ta còn không đúng nhưng có bao giờ ta nhận ra lỗi lầm của mình hay không. Cái “tôi” luôn nói rằng tôi đúng. Đúng và sai tùy thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của từng người. Cần tìm hiểu rõ tác ý đưa đến hành động là gì đừng phán xét nó trên phương diện cá nhân bởi không có điều gì đúng tuyệt đối và cũng không có điều gì sai tuyệt đối mà chỉ có trí tuệ tuyệt đối. Vị thầy giảng giáo lý dựa trên những tri kiến tự mình kiểm nghiệm và đúc rút để truyền lại cho hành giả chứ không phải là những thông tin được soạn mẫu sẵn để giảng dạy. Tín, Nguyện, Hành mà không giữ được thì không thể giữ được điều gì nữa. Chúng ta bảo vệ quan điểm và giáo lý thanh tịnh mà đức Atisha và truyền thống Kadampa cổ đã giữ gìn một cách đúng đắn vì vậy mỗi khi tâm trí bị xao động hãy nhớ lý do vì sao mình tìm đến Đạo sư, đến với giáo pháp. 

~H.H 17th Kadam Dongchen Rinpoche~

Trích bài giảng ngày 18.08.2024

logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top