
Tôn ảnh: Kim Cương Du Già thánh nữ Vajrayogini
Cúng dường đúng đắn tới những bậc giác ngộ cùng với việc giữ được ngũ giới thì khi mạng chung sẽ được tái sinh vào những cảnh giới của chư thiên. Nếu sự cúng dường bố thí cúng dường càng cao thì với chân thành chứ không khoa trương thì phước báu sẽ sinh lên gấp nhiều lần.
Trên truyền thông xuất hiện trào lưu rất nguy hiểm đang truyền bá việc tự xăm chú rồi tìm một vị thầy làm phép và tự tu hành. Điều này trong Mật thừa thật quá nguy hại. Các pháp tu để giúp tăng trưởng tài bảo (Như Pháp tu Hoàng Tài Bảo Thiên Dzambhala) giúp hành giả tịnh hóa được tham lam ích kỷ, khi biết bố thí cúng dường thì phước báu tăng trưởng, lúc ấy của cải sẽ gia tăng và đời sống trù phú hơn. Thực tế, hành giả khi cúng dường tới vị thầy, dùng nước cam lồ thẩy tới tôn ảnh của Đạo sư cũng chính là cách cúng dường tích công đức tạo nên phước báu. Cúng dường thầy cũng như cúng dường tới Chư Phật. Những điều Mật điển có ghi về duy trì lòng sùng kính tới Đạo sư vì Phật quả thành tựu có được trao hay không là ở thầy, con đường Đạo sự trao truyền chính là con đường đi tới Niết Bàn. Vị thầy đó phải là người có trí tuệ, kiên nhẫn và lương thiện, có lòng từ bi và luôn tuân theo Mật điển.
Đời sống này chỉ là giả tạm nên phải luôn quán sát về vô thường. Hành giả tập trung tu tập chớ khinh suất tâm mà sinh ngã mạn. Trong Mật thừa, thiền định về thầy mới là quan trọng. Dù có thiền định trăm nghìn bổn tôn cũng không bằng một phút giây nghĩ tưởng đến vị thầy. Những mong cầu sẽ tới gần với hành giả hơn khi hành giả tập trung tu tập thuần thục những pháp mà Đạo sư trao truyền, sự trao truyền chỉ đến khi có sự tín tâm tuyệt đối. Mật thừa là con đường êm ái nếu biết cách vượt qua, nhưng nó sẽ trở nên chông gai nếu đi sai đường, chú trọng vào trì chú nhưng thiên về chất lượng chứ không phải số lượng. Điểm đặc biệt của Mật thừa là trung thành và phải giữ niềm tin trung chính.
~H.H 17th Kadam Dongchen Rinpoche~
Trích bài giảng ngày 30.06.2024