
Tôn ảnh: Đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi (Manjushri)
Tha thứ – khoan dung , từ bi – hỷ xả đều được lấy ra từ kinh điển Phật Giáo, Đức Phật luôn sẵn lòng tha thứ cho tất cả chúng sanh, dù người đó là ai, ngài mỗi ngày đều thực hành sự ban rải lòng khoan dung và tâm từ.
Kinh điển Phật Giáo mỗi một bộ kinh văn có ý nghĩa khác nhau, mỗi một bài kinh (sutra – sutta) đều nhắc đến những cách thức căn bản như là nền tảng, những giáo lí này có vẻ không quan trọng cho nên rất nhiều hành giả đã bỏ qua giai đoạn đó, hầu hết hành giả đều muốn mau chóng Giác Ngộ (Bodhi) hoặc cầu mong nhanh thành Phật buddha) một số khác thì nguyện vãng sanh Tây Phương….. rất nhiều những kinh văn chỉ dẫn phương pháp tu mỗi mỗi khác nhau. Nhưng chúng ta lại thắc mắc rằng mình đã tu đúng, hành đúng, làm đúng mà sao vẫn còn phải khổ não hay chưa được Giác Ngộ?
Chúng ta đã tu hành đúng đắn theo như lời dạy từ kinh văn, từ Đạo Sư, nhưng phương pháp thực hành là một phần trong nhiều phần để đủ đạt thành tựu, chúng ta có thể hiểu về việc làm đúng và chân chính nhưng sự thật nó không chỉ nằm ở hành động mà còn ở tác ý, kể cả như nhiều hành giả vẫn chưa nhận thức rằng mỗi lần khởi ý niệm thì đã sai trái, cái sai trái ở đây chính là bởi vì chúng ta tin chấp vào tôi hay tự ngã. Nhiều hành giả khi tu hành lại càng tăng trưởng sự cống cao ngã mạn, mà chính Đức Phật dạy rằng nguồn cội của tội cống cao ngã mạn chính là ở việc tự ngã. Tôi từng nghe một số hành giả đã thẳng thắn nói rằng anh ta không gây lỗi lầm gì, đúng vậy thật ra hành động không phải là điểm sai mà điểm sai là con đã đánh mất hạnh khiêm cung. Đức Phật dạy rằng: “Nếu có vị trí thức nhắc nhở lỗi lầm thì phải ngay lập tức khởi tâm sám hối”. Chúng ta sám hối không phải là chấp nhận hay từ chối mà chỉ đơn giản là chúng ta kiềm thúc suy nghĩ bản thân.
Thói quen hằng ngày của chúng ta là nguyên do khiến chúng ta không thể thành tựu, bởi vì không một vị Thánh nào giác ngộ khi luôn nhìn thấy mình đúng. Nếu tâm con luôn nhận thức con đúng, con sẽ không thể chuyển hóa ác nghiệp, không chỉ ở việc tin và cái tự ngã hay cái tôi mới tạo ác nghiệp mà ngay cả tin vào cái thấy của mắt nghe của tai cũng có thể tạo nghiệp xấu, bởi vì đã là hành giả mà chúng ta còn cho phép mình phán xét hay phán xử người khác, nếu chúng ta nói một người phạm lỗi lầm mà ngay trong 5 chi phần tâm chỉ cần thiếu 1 chi phần cũng không cấu thành tội, và như vậy chúng ta lại mang theo ác nghiệp vào bản thân.
Lòng từ bi và sự tha thứ là phương pháp thực hành tốt nhất trong cuộc sống. Nếu con luôn nghĩ mình sai, con sẽ trở nên một người hoàn hảo, bởi vì lắng nghe sự phê bình hay nhắc nhở là cách thức để chúng ta tịnh hóa ác nghiệp. Cũng có thể nói, một người có đủ sự từ bi và khoan dung phải là một bậc tu hành tốt lành, cho nên chúng ta dù tu Pháp môn nào cũng không thể bỏ qua sự thay đổi bản thân. Nhận thức sự sai từ trong ý nghĩ đó là cách mà Đức Phật dạy cho nên định rất quan trọng. Hãy luôn thực hành sự tâm từ bởi vì con muốn giác ngộ mà thiếu khoan dung hay từ bi con chỉ mãi sống trong khổ não. Sinh ra trong đời ác trược chúng ta gặp nhau chính là thiện duyên, và thiện duyên này cần nên phát huy mỗi ngày. Con hãy thực hành tha thứ, con sẽ thấy uy lực của tâm từ, còn con vẫn đem sai trái hay điều phán xét theo tâm thì con chỉ có thể đi vào những con đường xấu. Bởi vì tâm con đầy dẫy sự độc hại của lửa địa ngục và rồi khi con thoả mãn cái ta, con được cái gì? Con sẽ chẳng được gì mà mất đi nhiều thứ khác. Vì thế, chúng ta hãy luôn thực hành sự tha thứ và lòng từ bi, thực hành này là nền tảng cho những thành tựu siêu phàm.
~H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche~