
Tôn ảnh: Lama Guru Jetsun Rinpoche cùng các bổn tôn
Trong mọi hành động của con,
Nguyện con kiểm soát tâm thức,
Và ngay khi những phiền não tinh thần và cảm xúc khởi lên
Bởi chúng đe dọa con và người khác
Nguyện con dũng mãnh đối mặt và đẩy lùi chúng.
Luận giảng:
Hàng ngày, chúng ta có thói quen suy nghĩ và hành động theo những gì tâm muốn, nếu như tâm muốn thì tức khắc chúng ta sẽ làm mọi cách để thoả mãn tâm, đây chính là nguyên nhân khiến cho phiền não xảy ra với chúng ta khi tâm không được kiểm soát.
Nhiều hành giả ngày mặc y Pháp tụng minh chú hằng ngày vẫn khổ não, họ dành hầu hết thời gian để tìm lỗi sai của người khác, thậm chí ngay cả giới luật thông thường họ cũng không thuộc lòng, đây là điều nguy hại của hành giả hiện nay khiến chúng sanh đi vào thế giới ác nhiều lành ít.
Chúng ta cần ý thức rõ ràng về mối nguy hại của suy nghĩ, nếu chúng ta nghĩ chúng ta trí tuệ thì tại sao chúng ta lại phiền não, ngay cả những gì chúng ta đọc hay học cũng tiềm tàng nhiều nguy hại. Hành giả hiện nay nghiên cứu nhiều luận giải thâm sâu, họ phân tích nghe rất sâu sắc về mọi thứ thấy, biết, nghe, nhìn, tuy nhiên nhìn nhận lại vấn đề chính về các giáo lí mà họ tâm đắc đó liệu giúp ích gì cho họ, ngay cả việc điều phục tâm hay làm chủ tâm cũng không làm được.
Hầu hết hành giả hiện nay đều bị ảo tưởng về Giáo Pháp một cách sai lệch, nhiều người cho rằng chỉ cần đọc vài quyển sách là họ đã hiểu hết Giáo Pháp. Trong triết học Phật Giáo, không phải đọc vài quyển sách hay luận giảng là có thể hiểu đúng, như thời kỳ hoàng kim của Phật Giáo Đại Thừa vào thế kỷ 1-2 chúng ta thấy vô số luận điển giảng giải Phật Pháp ra đời, trong thời kỳ đó nhiều luận giảng từ Tiểu Thừa và Đại Thừa đều đồng loạt xuất hiện, tuy vậy, không phải ai đọc cũng có thể thâm nhập hết được, đây chính là điểm đặc biệt của triết học Phật Giáo.
Kiểm soát hành động thân khẩu ý là việc quan trọng hơn hết, bởi vì hành động chính là kết quả của suy nghĩ. Hầu hết chúng ta đều phải thông qua suy nghĩ rồi mới đến hành động, đây cũng chính là điểm quan trọng trong việc kiểm soát hành động xấu ác. Bằng việc thường xuyên chánh niệm kiểm soát tâm, hành giả tự nhiên sẽ kiểm soát hành động mà hoàn toàn không cần cố gắng.
~H.H 17th Kadam Dharmaraja Vajrayana Tulku Dongchen Rinpoche~