
Tôn ảnh: Đức Bồ Tát Quan Thế Âm (Chenrezig)
Với tâm thức đầy kiêu ngạo, và với những học vấn ngu dốt, con tin rằng những hiểu biết của con là đúng đắn, luận giải của một số hành giả về Pháp rất sai lầm, họ cho rằng không cần Đạo Sư họ vẫn thành tựu Pháp, thật tai hại với tri kiến đầy ngạo mạn và vô minh này, họ chỉ có thể rơi vào biên kiến ngoại đạo và đọa lạc trong các cảnh giới thấp.
Con nghĩ rằng những điều ta nói đều hù dọa, đó không phải là hù doạ suông, mà hù doạ đó đúng chính kiến, giống như cách dạy dỗ một đứa bé, đầu tiên sẽ phải dùng uy để doạ nó khiến nó sợ, sau lại giải thích cho nó hiểu các tai hại nó đã vấp phải, đó là hù doạ có chánh kiến.
Nếu con không hiểu rõ về vô minh, con cố gắng giải thích Pháp bằng vô minh, con sẽ mãi rơi vào các cảnh giới thấp.
Hiểu sai lầm về Pháp, thông thường hành giả thường xuyên nói rằng “tôi đã chuyển hoá tâm mình, tôi đã đạt được nhiều lợi ích như giàu có và thần thông….”, nhưng ít hành giả dám nói rằng “tôi đã thu nhặt được sự tịnh hoá rất lớn”, tôi – một hành giả ngu dốt, đã thu nhặt được rất nhiều sự tịnh hóa “bệnh tật, chướng ngại, tai tiếng…” xảy đến khi tôi thực hành Pháp. Thay vì than trách và cầu xin giảm bớt, tôi đã chấp nhận như một cách thức trả nợ, tôi thầm tạ ơn bậc Thầy và Tam Bảo đã từ bi thương xót chấp nhận kẻ ngu dốt như tôi, đã bảo vệ tôi, dù trong nghịch cảnh nhưng tâm tôi chưa từng thối chuyển, có lẽ vì tôi quá ngu dốt nên chư hộ pháp đã bảo vệ tôi, khiến tôi không bị các bệnh tật chướng ngại gây hại, đó là sự phi thường của Pháp mà kinh nghiệm tôi có được.
Nếu con không thực hành Pháp, mà mong muốn chuyển hoá tâm, hay có tri kiến thanh tịnh về Pháp, đó là mơ hồ.
Con phải hiểu con chẳng thể nào có kiến thức khi con không học hỏi, dù con đọc nhiều sách nhưng cũng chẳng có kinh nghiệm gì nếu con không được giải thích, con chẳng thể bắt một đứa bé đọc một bài văn khi nó chưa biết chữ, hay giải một bài toán khi nó không có công thức. Con có trăm ngàn lí do, con bận và con không có thời gian…. Con mong muốn thực hành với sự lười biếng, bằng cách thực hành các nghi quỹ ngắn, hay bỏ qua các tiến trình mà đi vào pháp bí mật, con vội vàng để đạt đến kinh nghiệm thâm sâu, như vậy không khác gì chưa tập đọc đã muốn viết văn, điều này không thể có.
Chuyển hoá tâm là một tiến trình kinh nghiệm tiếp nối kinh nghiệm, con muốn chuyển hoá tâm mà không muốn chướng ngại thì con chẳng có được lợi lạc nào, bởi vì kinh nghiệm xảy ra khi con đối diện nghịch cảnh, áp dụng thực hành vào đời sống giúp con cân bằng năng lượng Tuy nhiên, con cần thực hành pháp kinh nghiệm hoàn hảo mới xảy ra, những kinh nghiệm thiền định xảy ra khi thiền chỉ được đúc kết thành khối, kinh nghiệm đưa đến trí tuệ khi sự quán sát trở nên rõ ràng, không trở ngại bởi các che chướng, nhưng con không thể bỏ qua quá trình tịnh hoá.
Tịnh hoá khiến con trở nên thanh tịnh, như người biểu diễn xiếc, thuần phục một con sư tử hung hăng, lúc này con sẽ biểu diễn các trò chơi “tam độc” như một con sư tử biểu diễn xiếc. Tịnh hoá thông thường là sự trả nghiệp, một cấp độ khác là tâm sẵn sàng chấp nhận.
Khi tâm chấp nhận xảy ra, là lúc con đã chuyển hoá tâm được một phần, con đã sẵn sàng đi vào tiến trình của Giác Ngộ, con đã tham gia vào trò chơi huyễn hóa, con đã thực sự sẵn sàng đón nhận dòng sữa ân phước từ Đạo Sư.
Một Đạo Sư phi thường là vị có đời sống bình thường, chứ không phải một pho tượng, hay khúc gỗ vô tri vô giác, một Đạo Sư phi thường biến hoá tam độc thành cam lồ, ngài sẽ hiển lộ trí tuệ của Phật Đà thông qua biểu diễn “tam độc” một cách thanh tịnh.
~Trích “Lộ trình chuyển hoá tâm hoàn hảo” – H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche~