
Tôn ảnh: Đạo sư – Pháp Vương Toàn tri H.H 17th Kadam Dharmaraja Vajrayana Tulku Dongchen Rinpoche
(Trích trong “Những Điều Vi Diệu Về Đạo Sư Dongchen Rinpoche (H.E Tumtin Rinpoche)”)
Tôi có một học trò tâm rất thiện, nhưng niềm tin thì rất lung lay, anh ấy đã học qua nhiều Đạo Sư, nhưng tâm anh ấy càng ngày càng ngã mạn rồi hay chê bai người khác. Anh ấy có lần nói với một đồng tu rằng “Ông Dongchen Rinpoche” đó thì tu hành gì, trước đây còn thấy oai nghiêm về sau ông ta ngày càng thô lỗ, anh chàng này nói rằng anh ta đã học được pháp rất huyền bí, anh ta sẽ lập đàn để khiến tôi bị thuần phục bởi vì anh ta tin rằng anh ấy chứng thần thông.
Tôi thì đúng là khác thường với những vị khác, tại sao phải làm thế này hay thế khác để người khác tôn kính, suốt ngày cứ sợ bị chê khinh rồi phải dè chừng như vậy thật khổ sở, giống như đang trong địa ngục vậy, tôi thật không thích như thế. Từ khi mắt mờ thấy rõ trời xanh, tôi sống và hành như pháp đúng pháp.
Thế nào là như pháp?
Đó chính là đừng bận tâm quá nhiều câu từ suy nghĩ mà khiến tâm sinh vọng niệm, tôi chỉ có thể trì chú liên tục cả khi ngủ hay nhiều lần tôi ốm nặng ngất xỉu thì miệng cũng chỉ đọc thần chú khiến mọi người đều ngạc nhiên.
Tôi sống rất thoải mái, không cần ai xem tôi là gì (là Rinpoche hay là một đứa trẻ đều được). Tôi cả ngày từ sáng đến tối bận phải trì chú, nếu chỉ trì chú không sẽ như anh chàng kia trở thành ma tưởng. Tôi trì chú không phải vì bổn tôn mà là thành tựu bản thể mà bản thể thì thấu triệt bằng trí tuệ, tôi không còn bận ngồi đâu ai khen hay chê mà thuận tâm diễn như pháp tác pháp như lý như pháp, có nhiều người chê khinh tôi, họ nghĩ khi là Đạo Sư tại sao tôi đi ô tô, dùng hàng hiệu mà đâu biết tôi từ đầu đến cuối thuận duyên thì hành nên cả quần áo đều là duyên, bởi thế dù có chuyện gì tôi vẫn bình thản.
Nhiều người tu Mật với các vị Tây Tạng học sâu hiểu rộng nên lúc nào cũng thấy lỗi người khác, như việc tôi có đạt thành tựu hay không cũng được chú ý, nhiều người thậm chí chưa từng biết tôi cũng nhìn vẻ ngoài mà chỉ trích. Tôi bị chỉ trích nhiều nhất là khi được xác nhận là Tulku của một Đại Thành Tựu. Thậm chí, nhiều người rất lạ, rõ ràng nói dối là phạm giới nhưng họ luôn muốn tôi nói dối, ví như anh học trò kia, sau khi lập đàn làm pháp 7 ngày, anh ta nói rằng tôi sẽ bị trừng trị và sau đó 7 ngày mẹ anh ta đã phải gọi điện cầu xin tôi hãy cứu anh ấy, bởi vì anh ấy đã dám làm tà pháp để hại một Yogi.
Tôi nói với mẹ anh ta có phải anh ta vừa mới ăn cơm xong liền ngất xỉu, mẹ anh ấy nói rằng:
“Ở bệnh viện không tìm ra nguyên do, có thể anh ấy sẽ nằm thực vật”.
Tôi cười lớn nói với bà ấy rằng:
“Đừng quá lo lắng tôi chỉ đùa với anh ta, sau 2 ngày anh ấy sẽ bình thường”.
Đúng 2 ngày sau anh chàng học trò ngạo mạn ấy nói với tôi rằng:
“Con tin những điều mọi người nói về thầy là do con bị cái thấy làm u mê, chỉ tìm những hư ảo mình tự tạo ra rồi áp đặt cho đó là cao thượng, con thật hối hận vì đã phỉ báng thầy”.
Tôi nói với anh ấy rằng:
“Không sao cả, từ xưa nay ai cũng kể vanh vách 84 đại thành tựu giả, đều biết họ tu gì hành gì nhưng chưa từng thấu triệt bằng nội quán, chẳng có gì là kỳ lạ bởi vì bản thân chúng ta không giống họ liền bảo họ kỳ lạ, thầy chưa từng đọc bản kinh nào viết rằng Đức Phật nói Bà La Môn là tà đạo hay Kỳ Na loã thể là không truyền thừa nên không thành tựu. Chúng ta đã lo nghĩ cho người khác quá nhiều mà thứ chúng ta cần khi bước vào tu hành là thành tựu hay cao thượng, dù có nói họ là gì đi nữa điều đó không có ích gì cho tâm mình, cho nên thầy có thần thông đều này ai cũng biết, do thầy đạt cấp độ trì minh.
Trong khi mọi người đang tranh luận đúng sai thật giả, thầy cứ bình thản như pháp mà hành, trì chú cũng chỉ đạt cấp độ tiên trì minh tâm sinh vọng liền mất thành tựu, cho nên chú là phương tiện đại diện khẩu, ý không khởi niệm đánh giá nên tâm cứ tự do mà hành nên gọi vô tác, bởi vì hành động đều thuận duyên nương thức tâm cảnh mà hành, trụ trong trạng thái tự nhiên không tạo tác, thân khẩu ý đồng như hư không tự do mà biến hiện.
Mật Tông thật ra từ đầu chẳng có truyền thừa gì cả, cũng từ chư tổ sau đó đặt ra rồi nối tiếp nhau, những kẻ phàm phu thì tưởng câu nói như mạch truyền không dừng, đây ý chỉ từ đầu có cái gì gọi là dòng, thầy nghĩ rằng cả tổ Long Thọ cũng không biết cái gì là truyền thừa, bởi vì mọi thứ đều là do ta tự nghĩ ra cho nên người khác đã đạt thành tựu liền dám nói. Thành tựu đây không cần phải che dấu hay nói tránh, bởi vậy mới nói miệng thì bảo giữ giới mà tâm lại phạm giới, nên Mật thừa chú trọng Bồ Đề Tâm là Samaya hơn. Chẳng có gì cao ngạo khi ta chứng minh Phật Đà dạy đúng, chẳng có gì sai khi chúng ta thành tựu.
Khi thầy biết có vị nào tái sinh hay thành tựu, dù là dòng nào thì thầy vẫn giữ tâm cung kính đúng pháp, khi nào chứng thiên nhãn hãy đánh giá phê phán người khác, ngay cả bản thân chúng ta biết mình là phàm phu mà vẫn cố tình phê phán như chứng thiên nhãn thông thấu triệt chân tâm. Tại sao nhiều người như vậy mà ở Việt Nam chỉ mỗi thầy là Rinpoche, lại là Pháp vương? Truyền thừa là khi tâm tâm tương thông, như ngài Long Thọ loã thể mà vẫn được xưng tổ, ngài Tilopa hay ngài Naropa cũng thế.
Bản thân thầy nếu không đủ năng lực trí tuệ, thần thông phương tiện (từ nghi quỹ hay minh chú kinh văn thầy đều tự biên soạn) hoặc nếu không đủ thành tựu thì thầy đã không hiển lộ chân tính, nhìn xem những bậc khởi đầu có ai là không phải thị hiện, cho nên ở đây thầy không sợ lời chê trách hay phê phán nhưng hãy nhớ rằng chư thiên, long thần đều nghe biết, đã là phàm phu thì đừng nên ra oai, bởi vì khi mình đang u mê, biết đâu không còn thân để sám hối”.
Tôi đang truyền trao mạng mạch đúng pháp, có ai ăn hư không mà sống cũng vậy chỉ vì tôi không xuất phát từ điểm đích, không được tung hô thì là giả? Những ai dám nói như vậy hãy sám hối bởi vì tôi đã phát 17 đại nguyện làm lợi lạc vô số chúng sinh trí tuệ, nếu không phải là một Tulku tự đâu không quen không biết lại được công nhận, còn chưa nói tôi có sự truyền thừa từ nhiều dòng pháp, tôi chỉ mong muốn đúng tâm nguyện Đạo Sư của tôi dạy: “Làm rực rỡ Kadampa như hoá thân đầu tiên của tôi đã làm!”.
Ai muốn có thể thử, tôi sẵn sàng nhường lại để xem nếu phải đối diện với bệnh ung thư, đối diện với những người bệnh tật hay gặp nạn tai, lại không có ai hỗ trợ tự thân chứng minh mà tạo nên truyền thừa. Những ai bỏ dòng là do họ chưa đủ phước duyên nên tâm dao động, nên tôi từ đầu truyền pháp đến nay cũng tự thân thị hiện oai thần khiến người khác sinh tâm cung kính mà tu theo.
Nên biết rằng Mật Thừa thâm sâu khó thể nào lường biết, tôi khuyên những ai hay so sánh truyền thừa hãy nên sám hối!
Ai cho phép Dòng Kadampa đổi tên thành Tân Kadampa?
Vốn dĩ Gelug hay Tân Kadampa cũng tự nhiên có chứ làm gì có Gelugpa, cho nên dù bạn nghĩ rằng bạn là Gelugpa nhưng Tsongkhapa là hành giả Kadampa, cũng không có tổ sư nào cho Tsongkhapa là hành giả bình thường, sau khi nhận đệ tử thì đệ tử Ngài đổi tên dòng mà trước đó đã được thọ nhận, đừng cố chấp vào những giả thuyết vô nghĩa, chỉ khác màu vàng và đỏ thì dòng truyền thừa vĩ đại mà Tsongkhapa thọ nhận bị chính đệ tử ngài đổi tên, hãy nhớ rằng Gelugpa cũng là Kadampa bởi pháp truyền đều từ Atisha nên không có chuyện Tulku Kadampa không còn, Reting Rinpoche là Kadampa Tulku, chỉ vì sự hoà trộn Kadampa mới và cũ nên các Tulku cũng quên mất tổ truyền mạch nguyện là từ đâu.
Tsongkhapa không phải tổ Kadampa được chân truyền nên không có việc chư Tổ Kadampa không tái sinh, chúng ta đang cố gắng phỉ báng và quên lãng tổ Atisha và dòng truyền thâm quán quảng hành mà hợp thành Kadampa, đừng cố gắng giết chết bất kỳ truyền thống nào, chỉ cần còn hành giả và đạo sư Mật thừa thì truyền thống nào cũng khôi phục được, tên gọi chỉ là đặt ra để ghi nhớ bảo pháp của dòng truyền đó, đều từ một Đức Phật thọ giới hay học Pháp cũng từ Thích Ca Phật, vậy thì tại sao không thể khôi phục trong khi pháp hành còn được truyền. Đây chính là sự vô minh khiến mạt pháp đến sớm. Đừng nói các Đạo sư là giả. Xin hỏi có ai sinh ra là thánh ngay tức thì? Nếu nói thật giả xin thưa nếu không có thần túc thông và thiên nhãn thông thì hãy im lặng, đừng cố gắng chứng tỏ sự ngu dốt khi biết rằng những sự kiện đặc biệt đều xuất phát từ những bậc khác biệt.
Tôi chỉ truyền pháp về việt nam cho người Việt có duyên với Kadampa, người chỉ trích đều sai. Nếu việc chỉ trích được cho là tốt cho dân tộc, đất nước mà chỉ trích thì xem lại mình đã phạm tội gì, cho nên nếu thật sự sợ ác nghiệp đừng phỉ báng bôi nhọ bậc Đạo Sư nếu không việc tu hành trở nên vô nghĩa, quý vị không tin thì hãy cản trở Chánh Pháp thì sẽ rõ. Điều tốt hơn hết hãy tán thán hỗ trợ để Giáo Pháp Mật Thừa được phát triển trong dòng mạch người Việt, tôi cũng sẽ hỗ trợ tất cả dòng truyền kim cương thừa chân chính chứ không làm đều cản trở xấu ác mà Phật đã nhắc trong kinh văn rất nhiều.
Anh học trò phỉ báng và làm tà pháp đến tôi là gương điển hình, mặc dù tôi đã cứu nhưng anh ta vẫn bị ung thư nhưng tôi vẫn tiếp tục gia trì và anh ấy sau khi tu “Nghi quỹ chữa lành bệnh tật” thì ung thư cũng đang teo lại. Đây là sự thị hiện gia trì mạnh mẽ từ Dòng truyền chứng ngộ.
~H.H 17th Kadam Dharmaraja Vajrayana Tulku Dongchen Rinpoche~