topbar
topbar

Thành công của một người chính là sự buông xả

Đạo sư (Guru) trong truyền thống Mật thừa quan trong hơn Bổn tôn, Đức Phật. Chúng ta đã trải qua vô lượng kiếp, có những kiếp được làm người nhưng đâu đó trong cõi thế gian khổ đau này, chúng ta kém phước đầu thai làm súc sinh, trong những người chúng ta cho là kẻ thù ở một kiếp nào đó từng là thân quyến của ta. Trong cuộc đời của chúng ta, đã từng có khi chúng ta nghĩ rằng ra chỉ có một cuộc đời mà không có đời sau nào hết. Nhưng các con hãy biết rằng đó chỉ là vòng luân hồi lặp lại không có kết thúc giống như nước và hơi nước cùng chung tính chất, khi bốc hơi tạo thành mây, ngưng tụ thành mưa, cứ thế lặp đi lặp lại.

Tôn ảnh: Đức Quan Âm (Chenrezig)

Đức Phật Thích Ca từ ngày được thọ ký cho đến khi thành Phật phải trải qua 4 A tăng kỳ, 100 ngàn đại kiếp. Còn các vị Đạo sư là những vì đã trải nghiệm vị ngọt của Cam Lồ, vị của giải thoát, của Tri kiến, của Giác ngộ. Một vị thánh sẽ bước 11 tầng bậc của Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không vô biên xứ định, Thất vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, Diệt thọ tưởng định, A La Hán, Phật, Chánh Đẳng Giác. Trên thế gian này không chỉ riêng Phật Thích Ca Mâu Ni mới thành Phật. Con người giống như nguồn nước chảy từ nguồn ra sông hồ đến biển cả liên tục, dòng truyền của Đức Phật cũng như vậy. Các vị chư Tổ cũng đã kế thừa truyền thống này. 

Tại sao các vị Đạo sư lại quan trọng hơn Đức Phật, nhưng đã ai từng thấy Phật hiện hữu ngoài cuộc sống này? 

“Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt

Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh”

Tâm mới là thứ quan trọng, hãy kiểm thúc Tâm. Ví dụ khi một người chửi mắng chúng ta, hãy kiểm soát hành vi và tâm của mình. Sân là không đúng chánh pháp và kiểm thúc hành vi mà tha thứ những kẻ gây hấn, cầu nguyện sự ban phước tới cho những người đó. Khi làm như vậy, tức là lấy từ bi để kiểm soát sân hận, như tưới nước vào đám lửa cháy, oan oan tương báo sẽ bị dập đi. 

Đạo sư là những vị kiểm thúc mình, sự khác biệt rõ nhất so với người bình thường là tâm các ngài thanh tịnh hơn vì các ngài có sự trao truyền kế thừa từ Đức Phật, Chư Tổ. Đạo sư là người mà chấp nhận phàm phu hoan hỉ tin tưởng chúng sinh sẽ thành Phật, ngài không màng bản thân mà khai thị con đường nhanh nhất để nhận ra tri kiến trong tâm của chúng sinh. Mười phương Chư Phật, Đạo sư là cao quý. Quả ngọt của thành tựu được các ngài chia sẻ cho tất cả chúng sinh. Đức Phật không dạy chúng ta “xả phú cầu bần” mà ngài dạy chúng ta buông bỏ khổ đau mà tìm thấy an lạc. Tu hành chính là khi chúng ta kiểm soát các bất thiện nghiệp, trong Kinh Đức Phật nói rằng “chúng sinh đã đến khổ rồi xin đừng cho quá khổ, đã đến sự kinh sợ rồi xin đừng cho kinh sợ, đã đến sự lo lắng rồi xin đừng cho lo lắng” tức là chúng sinh luôn sống trong sợ hãi. 

Bản chất của sự vật trong cõi đời là không trường tồn, ai cũng trải qua luân hồi sinh tử, các Đạo sư cũng vậy. Bản thân mỗi con người có sướng, vui, đau khổ là tự ở hành vi của bản thân. Nhưng chắc chắn rằng thành công của một người cuối cùng chính là sự buông xả.  

———————————–

H.H17th Kadham Dongchen Rinpoche

logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top