
Tôn ảnh: Đức Phật Thích Ca (Sakyamuni Buddha)
Vì sao Đức Thích Ca lại dạy Pháp cao cấp cho 5 anh em Kiều Trần Như? Bởi vì Đức Phật bậc Chánh Biến Tri hiểu được tầm quan trọng của đá xây thành, nếu nền không cứng thành trì sụp đổ, nếu nền không vững thì không trụ được thành, cho nên xét thấy sự trau dồi Pháp học và Pháp hành là cần thiết.
Trong thời đại suy đồi, Pháp ví như lương dược, nhưng nếu không hiểu biết cách dùng, thuốc sẽ trở thành con dao hại người sử dụng. Người lương y phải tận tình hướng dẫn người bệnh dùng thuốc. Trong Pháp Hoa kinh, Đức Phật ví ngài là lương y, chúng sanh là người bệnh, nên việc hiểu biết đúng đắn về Pháp cực kỳ quan trọng, tránh bị lạc đường, tránh bị tà pháp dụ dẫn sai lầm.
Trong thời đại bận rộn thật sự khó để lắng nghe Giáo Pháp, phải làm sao vừa có thể thực hành, vừa lắng nghe Giáo Pháp?
Đó là việc vạch rõ mục tiêu. Như người ung thư người sắp chết họ không còn đường chọn, họ phải chuyên tâm tu hành, bản thân chúng ta cũng như người ung thư kia, chẳng biết bao giờ thần chết gõ cửa, cho nên nếu bản thân con không đặt Pháp lên hàng đầu, thì những việc thế tục sẽ dẫn con đi.
Phải làm sao để vừa thực hành vừa học Pháp?
Việc chia nhỏ thời gian là điều tốt nhất. Thực hành Pháp rất tốt, nhưng nếu thực hành mù mờ thật chẳng tốt. Mặc dù thầy trao truyền nhiều quán đảnh, nhiều Pháp, đó là để các con phương tiện dụng chứ không phải chấp mê.
Có rất nhiều minh chú, minh chú nào cũng hữu dụng, nhưng nếu không hiểu rõ việc chạy theo minh chú mà không hiểu rõ thì lại vô tác dụng, cho nên phải hiểu rõ Pháp nào quan trọng. Trong giai đoạn sanh khởi, “Ngondro” là quan trọng nhất, bên cạnh đó tam căn bản chú cũng là quan trọng. Các chú như lục tự đại minh, kim cương thượng sư, căn bản thượng sư, những minh chú khác tuỳ thời gian mà trì.
Việc tuân thủ đúng thệ nguyện cũng rất quan trọng, trong Pháp sanh khởi thệ nguyện tu tập và trung thành với thượng sư quan trọng nhất.
Xét cho cùng không hiểu đường sẽ đi sai, nên Pháp học là tối quan trọng, việc tu hành đúng sẽ có lợi ích rất lớn cho cuộc sống, nên cần thiết nhất.
~H.H 17th Kadam Dharmaraja Vajrayana Tulku Dongchen Rinpoche~