topbar
topbar

Tu hành giúp người đau khổ trở nên hạnh phúc

Có 1 điều đặc biệt giữa Đại Thừa, Kim Cương Thừa và Nguyên thủy là đối tượng quy y. Quy y chính là lời thề nguyện của hành giả với Phật, Pháp, Tăng. Vì sao phải quy y? 

Khi chúng ta phát nguyện: 

Con nguyện quy y Phật: tuyên xưng đức tin của chúng ta rằng sẽ đi theo con đường của bậc chánh đẳng giác.

Con nguyện quy y Pháp: nguyện đi theo con đường của Chánh Pháp, con đường của Đức Phật giác ngộ đã chỉ dạy. 

Con nguyện quy y Tăng: là những vị dẫn đường tới vị Phật. 

Trong Kim Cương Thừa bắt buộc phải quy y 1 vị Đạo sư vì Đạo sư khác một vị tăng ở chỗ đạo sư kế thừa (truyền đăng lục) cụ thể: một vị Đạo sư (bậc thầy) đạt giác ngộ truyền tâm Pháp đến vị thầy tiêp theo, vị này truyền Tâm Pháp đến vị thầy kế tiếp. Từ đó dòng truyền thừa kế tục ra đời, các bậc thầy liên tục kế tục con đường giác ngộ của vị Đạo sư của mình và giảng dạy lại. Bao gồm cả sự tuyên ngôn của các bậc thầy về sự kế thừa, người đạt được thành tựu. Bậc Đạo sư kế thừa đó được gọi là Thượng Sư (Tiếng Tây Tạng gọi là Lama, Tiếng Phạn gọi là Guru nghĩa Đạo Sư). Vị này phải là người kế tục một dòng truyền thừa, đây là vị kế tục lại con đường giải thoát cho nên một vị Đạo sư rất quan trọng trong Kim Cương Thừa. 

Hành giả một khi đã quy y Đạo sư thì luôn phải tuân thủ theo lời dạy của vị Đạo sư. Có 14 giới luật chính thuộc về giới căn bản của Kim Cương Thừa., gọi là Samaya. Trong giới luật của Đại Thừa và Mật Thừa thì chỉ duy nhất việc giữ những phẩm tính của Đạo sư của mình mà thôi. Bậc Đạo sư luôn được xem là đối tượng cao nhất, tất cả mọi hành động việc làm của chúng ta dù nhỏ nhất, kể cả trong suy nghĩ đều cấu thành tội khi làm thành những hành vi bất thiện tới các ngài.. 

Tôn sư trọng đạo là như vậy, nên tôn kính Đạo sư mới thực hành Phật Pháp được. Trong Ngondro có 3 nhóm giới nguyện tịnh hóa bởi nó không có biến mất mà nó làm trong sạch lại của những người đang phiền não đau khổ với tâm phàm phu trở nên thanh tịnh. Giới nguyện là tuân theo giới luật của Đức Phật. 

Chúng ta biết tất cả những hành vi xấu đều xuất phát từ tâm Tham, Sân, Si. Đây là những trạng thái cảm xúc, mà đã là cảm xúc thì vô cùng vô tận. Khi tu hành hãy từ bỏ mọi điều này chuyên tâm vào giới luật. Phạm giới ko phải là tội trừ giới luật về việc uống rượu. 

“Con thề nguyện sẽ từ bỏ mọi điều xấu trong con, sẽ không có điều xấu nào con không từ bỏ”: bao gồm cả suy nghĩ và hành động, chỉ khởi lên trong ý nghĩ cũng được coi là tội. Khi khởi lên hãy tinh tấn gạt bỏ những điều này. Đứng đầu trong thiện nghiệp là đức tin ý chí và tinh thần. Đức tin trong Mật giáo không dễ lung lay dù có kiểm tra cỡ nào cũng không thay đổi vì khi một vị thầy nhận bất kỳ đệ tử nào, trách nhiệm của bậc thầy rất lớn (cơm áo gạo tiền, gia đình v.v…. của vị đệ tử đó) đổi lại hành giả cần có tâm quy phục và phụng sự theo vị thầy. Thầy và trò đồng cam cộng khổ là việc quyết định cho đệ tử đi vào con đường của Mật Thừa. Mỗi người sẽ được Đạo sư kiểm tra tâm đối với vị Đạo sư ấy như thế nào, chỉ nên nghe giáo lý được giảng dạy từ Đạo sư của mình vì để khai thị cho học trò, các Đạo sư có thể dùng rất nhiều hành động khác nhau, đưa đến tri kiến giác ngộ thật sự. 

“Con thề nguyện thực hành mọi điều tốt, sẽ không có điều tốt nào con không thực hiện”: đứng đầu trong tất cả là buông xả. Hãy cảm ơn người nhận bố thí vì họ cho ta có cơ hội làm phước. Người học được cách buông xả không có sự hận thù và năng lượng bình yên lan tỏa khắp nơi. 

“Con thề nguyện sẽ cứu độ chúng sinh, sẽ không có chúng sinh nào con không cứu độ”: đây là giới luật để trở thành Phật. Muốn làm được thì chỉ có con đường phải tu và đạt giác ngộ, chỉ có như vậy mới có thể độ được chúng sinh. 

Thập thiện nghiệp (Mười nghiệp thiện): 

Không sát sinh: những bậc tri túc không giam cầm súc sinh bởi như vậy gián tiếp tạo nghiệp bất thiện để tránh làm tổn thương chúng, hãy cho chúng được tự do, hãy phóng sinh thật nhiều để giải phóng năng lượng tiêu cực. 

Không trộm cắp: hãy kiểm thúc tâm mình để kiểm soát hành vi xấu. Đồ vật của người khác ta sẽ không đụng vào nếu chưa được sự cho phép.

Không tà dâm: dù là ý thức hay hành động đều không được phép khi các hành giả đã có gia đình. 

Không nói dối: sẽ là phạm tội khi nói dối mà có lợi cho mình gây hại cho người khác. 

Không nói lời thô lỗ, ác nghiệt, không nói lời gây chia rẽ: duy trì lòng từ nhưng cần có tu hành mới có thể làm được điều này. 

Không nói lời thêu dệt: những lời ta nói sẽ ảnh hưởng đến người khác, nó cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động, đời sống của chúng ta, hãy cẩn trọng. 

Không nói lời không phù hợp hay lời vô nghĩa: những lời tục tĩu, lời phù phiếm.

Không tham dục: quán sát 36 thể trược để quán bất tịnh mà tránh những dục vọng sinh khởi. thương giới này sẽ được dùng nhiều với các tu sĩ độc thân và không có gia đình. Thân là vật chất sẽ có đau khổ, giới luật này thiền định để không quá yêu thân thể, hãy yêu thương có mức độ bản thân mình và giúp đỡ người khác nhiều hơn. 

Không sân hận: trong tâm không khởi sinh sự ghét bỏ ,phát khởi lòng từ bi, coi mọi chúng sinh công bằng như nhau.

Không u mê: 12 mối duyên tạo nên nhân duyên này, nếu biết những điều u mê và là hành vi xấu mà vẫn làm lá u mê, hãy kiểm thúc thân tâm mình. 

Tu hành giúp người khổ đau thành hạnh phúc. Khổ của người tu hành chính là khổ đưa đến giác ngộ. Vì sợ khổ nên phải tu, vì tu nên đạt chánh giác!

~H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche~

Trích bài giảng ngày 11.06.2023

logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top