
Tôn ảnh: Đức Shkayamuni Buddha
Chúng ta thường có thói quen yêu chiều bản tâm mình, nếu chúng ta không tự thay đổi thì ai có thể thay đổi chúng ta. Phật giáo dạy chúng ta gieo nhân gặt quả, đừng tìm sự thật trong những lời giả dối. Trong cuộc sống hãy học cách chấp nhận biết thế nào là Đủ. Đức Phật từng nói một câu rất hay:
“Con tôi tài sản tôi.
Người ngu sinh đau khổ
Tự tôi tôi không có
Con đâu, tài sản đâu?”
Khi con biết Đủ thì bao nhiêu cũng được, khi chúng ta không biết đủ, bao nhiêu cũng thiếu. Nếu con áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác thì con đã thất bại, không ai có thể sống theo ý muốn của người khác.

Cảm thông, chia sẻ, buông xả là thứ chúng ta có trong đời sống này vì chỉ có lòng cảm thông với chúng sinh, chấp nhận cho những lỗi lầm của họ vì tất cả chúng sinh là vô minh.
Nên hiểu tu Phật không phải tụng kinh, cạo đầu xuất gia mà mỗi giờ phút con cảm nhận được bình an, buông bỏ giận hờn. Đức Phật không dạy chúng ta cách vượt qua cái chết mà Ngài dạy chúng ta đón nhận việc xảy đến một cách tích cực. Bản thân ta còn không biết khi nào mình sẽ chết thì không có lý gì ta chấp vào cái chết của những người thân, hãy trân trọng từng giây phút. Ngay lúc này, bây giờ và ở đây hãy học cách để bản thân bình an và hạnh phúc. Đặc biệt khi con gần một người có năng lượng tích cực và hạnh phúc con dần sẽ cảm nhận được năng lượng hạnh phúc ấy. Hãy nhớ thân cận thiện tri thức, lánh xa bạn ác học những điều lành.
Quan niệm già hay trẻ theo phương diện của Tâm. Tâm con sẽ già khi con trở nên yếu đuối trước những ngọn gió độc của Tham, Sân, Si mỗi ngày. Nó bào mòn Tâm chúng ta. Con người thường bị cuốn vào điên cuồng của tham lam, si mê, sân hận sinh ra đau khổ. Chúng ta có thói quen thường chấp vào cái chúng ta thấy.
Chấp nhận những gì xảy ra với mình như là sự thật, khi chấp nhận rồi là lúc tìm ra cách giải quyết nó. Khi Vô Minh được soi sáng, sự thật được hiển bày thì sinh đến Minh.
~H.H 17th Kadham Dongchen Rinpoche~
Trích bài giảng ngày 27.02.2022