topbar
topbar

Sự bình đẳng của nam và nữ trong Phật giáo

Tôn ảnh: Thánh Đức Pháp Vương Kadam Dongchen Chotrul Rinpoche đời thứ 17 trong Lễ tấn phong tại Tu viện Kadampa (Nepal)

Thầy xuất thân từ truyền thống Theravada và xuất gia từ năm 4 tuổi. Cho tới tận bây giờ, Thầy vẫn không ngừng đấu tranh cho truyền thông của các vị Tỳ kheo ni, những người có mặt trong tăng đoàn của Đức Phật. Ngày hôm nay, các con nên cảm thấy hạnh phúc khi các con trở thành một ni sư tu tập trong giáo pháp của Đức Phật. Đây là điều mà Đức Phật đã rất từ bi khi cho phép người nữ xuất gia. Xưa kia, Đức Kiều Đàm Di và 500 vị ni sư của dòng họ Thích Ca đã tốn rất nhiều công sức để cầu thỉnh Đức Phật cho phép được xuất gia. Các con nên cảm thấy vui mừng trong chiếc y vàng và tu tập trong giáo pháp thanh tịnh của Đức Phật Thích Ca.

Thật tuyệt vời hơn khi chúng ta tu học theo truyền thống Atisha. Dù con có là một Tulku, một Rinpoche, hay một vị Phật, nếu con không có Bồ Đề Tâm, lòng từ bi và không hướng tới lợi lạc của hết thảy chúng sinh thì tất cả đều đó là vô nghĩa trong sự tu hành. Mỗi ngày chúng ta tu hành, chúng ta cần cầu nguyện cho những người thân, bạn bè và tất cả chúng sinh trong thế giới này. Khi Thầy trở thành tulku, Thầy vui mừng vì Thầy giúp đỡ được nhiều chúng sinh. Đối với Thầy, làm lợi lạc cho chúng sinh là lý do Thầy xuất hiện trên thế gian này, chứ không phải những thứ khác như danh tiếng thế gian.

Giữa Thầy và các con đều không khác nhau. Chúng ta đều là đệ tử của Đức Atisha, đều lấy Bồ Đề Tâm làm gốc và đều yêu thương chúng sinh và mong tất cả chúng sinh hạnh phúc và tất cả chiến tranh đều được chấm dứt. 

Không có sự thua thiệt hay thấp kém khi con là người nữ. Chúng ta đều biết sự bình đẳng trong giáo pháp của Đức Phật. Dù là một hóa thân, tulku, lama hay ni sư, chúng ta đều sống, đều tu học và sẽ thành tựu như nhau nếu chúng ta y theo giáo pháp của Đức Atisha đã trao truyền cho chúng ta. Có thể con thấy con là một người nữ, con thua thiệt hơn một người nam. Hãy từ bỏ suy nghĩ đó. Một người nữ hay nam khác nhau chỉ là hình thức bên ngoài. Người nữ hay người nam cũng đều phải chết như nhau. Trong giáo lý bồ đề tâm không có sự phân biệt nam hay nữ. Dù chúng ta là tăng hay ni, chúng ta đều phải thực hành những giáo lý, sự từ bi và những lời chỉ dạy của Đức Phật. Và đặc biệt hơn, chúng ta tuân theo giáo lý Atisha với lời dạy rằng chúng ta phải biết thương xót chúng sinh. Hình dáng của chúng ta ngày hôm nay không khác nhau: đều mang y vàng, mặc tonga và cạo đầu. Đó là điều Đức Phật dạy cho chúng ta sự bình đẳng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới đều chấm dứt chiến tranh, khổ đau và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.

Thầy là người Việt Nam, con là người Nepal. Mỗi chúng ta đều có lòng yêu đất nước của chúng ta. Có thể con nghĩ rằng thầy yêu Việt Nam hơn hoặc con sẽ yêu Nepal hơn. Nhưng bản thân của chúng ta đều là con người. Yêu đất nước thì chúng ta yêu tất cả chúng sinh như nhau. Tất cả chúng sinh đều đáng được yêu thương, đáng được tha thứ. Hãy buông xả những bám chấp đau khổ trong tâm của chúng ta. Thầy yêu Việt Nam, Thầy yêu Nepal và Thầy yêu tất cả mọi người trên toàn thế giới. Thầy yêu tất cả những ai và những chúng sinh đang đau khổ. Thầy hi vọng rằng giáo pháp Kadampa đem đến cho chúng sinh đang đau khổ đều thoát khỏi chúng. Vì giáo pháp Kadampa là giáo pháp thanh tịnh của tâm bồ đề. Giáo pháp ấy nói rằng chúng ta đều có thể trở thành Phật nếu chúng ta có tâm bồ đề tuyệt đối, mà chẳng có sự phân biệt nào.

Mặc dù là một Rinpoche tôn quý, nhưng thầy luôn thấy mình là một nhà sư bình thường, thầy đang sống và yêu thương mọi người. Thầy cũng giống như các con Thầy cũng mong rằng các con cũng giống như Thầy vì tất cả chúng ta đều bình đẳng theo giáo pháp của Đức Phật. Chúng ta đều như nhau, đều tu hành, tất cả đều là bạn của nhau. 

Chúng ta có thể theo các tôn giáo khác nhau như: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo hay tôn giáo khác. Nhưng chúng ta đều là bạn. Hãy chấm dứt chiến tranh, sự căm thù. Thay vào đó là sự yêu thương, hạnh phúc. 

Các con nên cảm thấy hạnh phúc khi trở thành những người con của Phật, mặc chiếc y vàng, bước chân trong giáo lý giải thoát của giáo lý thanh tịnh. Và thật hạnh phúc trải qua hơn 900 năm chúng ta lại thấy Đức Atisha trong thân tướng con người, là Đức Pháp Vương H.H 25th Kadham Trichen Rinpoche – hóa thân của Thánh Tổ Atisha. Chúng ta nên cảm thấy biết ơn khi chúng ta có được thân người và tu theo giáo pháp Atisha. 

Hãy cầu nguyện cho tất cả mọi đau khổ đều được tan biến, tất cả những nơi chưa hạnh phúc sẽ được hạnh phúc, tất cả những ai khổ đau sẽ thoát khổ đau, tất cả những ai có bệnh khổ sẽ được lành bệnh. Nguyện mong cho tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thương nhau, mọi chiến tranh chấm dứt và tất cả chúng sinh đều khởi tâm từ bi.

~His Holiness 17th Kadam Dongchen Chotrul Rinpoche~

(Bài giảng ngày 17.04.2025)

logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
logo-foootere

DÒNG TRUYỀN THỪA

KADAMPA CỔ TRUYỀN

Liên hệ

Đăng ký nhận tin

“Khi con thật sự hướng về Pháp con sẽ trở nên hạnh phúc, buồn đau hay khổ sở thật chất cũng chỉ là khái niệm, con tin rằng khái niệm là thật con sẽ đau khổ ,con hãy nhìn mọi thứ xảy ra như là khái niệm, an lạc hạnh phúc tự sẽ đến!”

--Trích trong bài giảng của Đạo Sư--
Back to top